Bài 2: Hậu quả khôn lường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2015, tính đến thời điểm này, cả nước mới chỉ có khoảng 7.000 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh, so với năm 2014 là khoảng 12.000 ha. Đây là cố gắng lớn của nhà khoa học, nhà quản lý và của người trồng tiêu. Tuy nhiên đây vẫn là mối lo thường trực của các nhà vườn và còn rất nhiều mối lo khác nữa xung quanh việc “vỡ” diện tích hồ tiêu.

Lo nhất là dịch bệnh

Trước sự bùng phát diện tích hồ tiêu một cách khó kiểm soát thì hệ lụy lớn nhất và trước mắt mà người trồng tiêu phải gánh chịu, đó là dịch bệnh diễn ra trên các vườn tiêu.

 

Ảnh: Đ.T
Ảnh: Đ.T

Tại vựa tiêu huyện Chư Pưh, chúng tôi đến thăm vườn tiêu 4 sào (800 trụ) của nông dân Rơ Lan Ke (dân tộc Jrai ở thôn Be Tel, xã Ia Rong). Vườn tiêu của ông có 150 trụ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm. Ông cho biết: Khi phát hiện vườn tiêu bị bệnh, ông báo lên xã, xã báo lên huyện. Huyện cử đoàn kiểm tra xuống vườn nhà ông và nhiều vườn tiêu khác trong vùng. Nguyên nhân được xác định là do vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm và bệnh tuyến trùng rễ. “Gia đình tôi bỏ ra bao nhiêu công sức, tiền của từ hơn 10 năm nay, mới chỉ thu hoạch được 3 vụ mà cây tiêu đã bị chết, xót quá!”-ông Rơ Lan Ke ngậm ngùi bên vườn tiêu xơ xác của mình.
 

Trong một chuyến công tác gần đây đến các địa phương trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát lưu ý: “Cần rà soát lại quy hoạch cho cây hồ tiêu của từng địa phương để có hướng dẫn kịp thời, có sự kiềm chế hiệu quả. Địa phương cần tổ chức thực hiện nghiêm việc quản lý phân bón, giống cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Tất cả những sản phẩm nông nghiệp-phục vụ nông nghiệp, khi chưa được Hội đồng Khoa học của Bộ Nông nghiệp và PTNT kết luận và cho phép, tuyệt đối không được cung cấp cho nông dân. Cấm tuyệt đối các doanh nghiệp lợi dụng dịch bệnh để bóc lột nhân dân...”.

Không riêng gì vườn tiêu của gia đình ông Rơ Lan Ke, mà rất nhiều vườn hồ tiêu khác trong vùng đều có hiện tượng tương tự: vàng lá, thối rễ, khô thân và cuối cùng là chết hẳn. Mới hôm nào còn là niềm hy vọng lớn của những chủ vườn hồ tiêu nơi đây, bây giờ vườn tiêu chỉ còn trơ lại trụ khô, trên đó là dây tiêu gầy guộc, héo úa hoặc đã chết hẳn...

Nông dân Ksor Rai-một chủ vườn tiêu có thâm niên ở thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh), nói: “Khi vườn tiêu đã bị bệnh chết nhanh chết chậm thì xác định là không thể cứu chữa. Nếu cố dùng thuốc một cách thiếu hiểu biết thì vừa tốn tiền, vừa ảnh hưởng lớn đến sự bền vững lâu dài của vườn cây, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến đất, đến nguồn nước xung quanh... Chúng tôi mong muốn các nhà khoa học sớm nghiên cứu tìm ra loại thuốc chữa được bệnh chết nhanh chết chậm cho cây hồ tiêu”.

Một nguyên nhân rất quan trọng được xác định vườn tiêu bị bệnh, đó là khâu chọn giống trong quá trình trồng mới. Nông dân tự phát mở rộng diện tích trồng tiêu, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương không thể kiểm soát nổi, do vậy không có những hướng dẫn kịp thời trong quá trình tuyển chọn giống. Nông dân tự tuyển chọn giống một cách thiếu hiểu biết, vô tình đã ươm mầm bệnh cho chính vườn cây của mình.

... và những hậu quả khác

 

 

Trước thực trạng dịch bệnh đang lây lan trên các vườn tiêu, có không ít nông dân lo lắng, nóng vội mua thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi, không nhãn mác nhằm cứu vườn cây. Tuy nhiên kết quả vẫn là “tiền mất- tật mang”. Ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, cho biết: Với cây hồ tiêu, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách. “Tuy nhiên phần đông nông dân mới chỉ áp dụng được 2-3 “đúng”, đây là mối nguy hại lớn cho vườn cây”- ông Bính nói.

Tại diễn đàn “Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ”, vừa được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức mới đây tại Gia Lai, bên cạnh vấn đề “nóng” về tốc độ mở rộng diện tích vườn cây quá mức, thì vấn đề về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm hồ tiêu là thông tin được rất nhiều đại biểu chú ý, bàn bạc nhiều. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có thông báo, sản phẩm tiêu đen của nước ta đang có xu hướng gia tăng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Trong bối cảnh đó, các nhà nhập khẩu lớn từ châu Âu và Hoa Kỳ cảnh báo: Nếu tình trạng này không được khắc phục thì sẽ tạm ngừng thu mua sản phẩm hồ tiêu của nước ta. Và nếu điều này xảy ra thì không những giá hồ tiêu bị ảnh hưởng, mà uy tín hồ tiêu Việt Nam cũng bị sụt giảm theo. Do đó, điều cần thiết lúc này là chính nông dân phải thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, dưới sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn.

Ông Nguyễn Văn Hòa-Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nói: “Nếu chúng ta không đảm bảo được an toàn thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc trừ sâu thì khả năng nhiều nước châu Âu sẽ không mua hạt tiêu của Việt Nam. Nếu họ từ chối tiêu thụ hồ tiêu Việt Nam thì sẽ là thiệt hại rất lớn đối với nông dân, đối với nền kinh tế nông nghiệp của nước ta”.

Một hệ lụy khác cũng không kém phần nguy hiểm xuất phát từ việc ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu, đó là vấn đề phá rừng lấy đất trồng tiêu. Ở Tây Nguyên, khó có thể thống kê một cách chính xác rằng trong mấy năm gần đây, đã có bao nhiêu diện tích rừng bị phá để nhường đất cho những vườn hồ tiêu mới trồng. Ông Đinh Xuân Thu-Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Đak Song (tỉnh Đak Nông) lý giải về quỹ đất mà nông dân huyện này phát triển diện tích hồ tiêu: “Lấy đâu ra quỹ đất để trồng? Chỉ có cách duy nhất là phá rừng!”.

Còn rất nhiều, rất nhiều những hệ lụy khác nữa xuất phát từ việc “vỡ” quy hoạch diện tích hồ tiêu, như ảnh hưởng đến chất đất, đến tài nguyên nước, đến tập tục canh tác... Có thể người trồng tiêu ở Tây Nguyên biết rất rõ những tác hại này. Tuy nhiên vì mối lợi trước mắt quá lớn mà họ bất chấp tất cả. Rất cần sự nhập cuộc quyết liệt của các nhà chuyên môn, của chính quyền địa phương các cấp.

Lam Giang

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.