Bài 2: Giúp bạn xây dựng đất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi thoát khỏi địa ngục trần gian, đất nước Campuchia dường như chỉ là một đống tro tàn, nền kinh tế thì kiệt quệ. Một lần nữa, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (nay là Đảng Nhân dân Campuchia), Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia đã đề nghị Việt Nam giúp đỡ xây dựng chính quyền mới. Và vẫn trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn, Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết định đưa các đoàn chuyên gia sang cùng nhân dân Campuchia khắc phục hậu quả để phát triển đất nước.

Bắt đầu từ đống tro tàn

Đất nước thoát khỏi họa diệt chủng, người dân Campuchia lần lượt trở về làng cũ để sinh sống, nhưng lúc này họ lại phải đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, cùng với nỗi lo sợ bọn tàn quân Pôl Pốt có thể quay trở lại “đảo ngược tình thế”. Và việc đầu tiên mà đất nước Campuchia cũng như các đơn vị quân tình nguyện phải làm là vừa cứu đói, chữa bệnh cho nhân nhân, vừa tăng cường củng cố các lực lượng vũ trang, tham gia khôi phục sản xuất… Bà Phạm Thị Kim Nhung, lúc bấy giờ cũng tham gia trong đoàn chuyên gia giáo dục của tỉnh Đak Lak sang Munđunkiri nhớ lại: Thời gian đầu mới giải phóng, Campuchia vẫn chưa có chợ, chưa có trường học, đường sá đi lại thì vô cùng khó khăn. Nhưng khó khăn ấy chưa là gì so với sự quấy rối dai dẳng của bọn tàn quân Khmer Đỏ.

Mặc dù đã bị đánh cho tan tác, song tàn quân của Pôl Pốt vẫn lẩn trốn rải rác trong các khu rừng thuộc các tỉnh Đông Bắc Campuchia và thỉnh thoảng chúng lại tổ chức tập kích, quấy rối. Vì vậy, ngay cả các đoàn chuyên gia Việt Nam được cử sang Campuchia giúp khôi phục đất nước, xây dựng bộ máy chính quyền, đoàn thể theo lời đề nghị của Đảng nhân dân cách mạng Campuchia lúc bấy giờ cũng luôn phải hành quân trong tư thế tập trung cao độ, sẵn sàng chiến đấu cao. 

Nhân dân thủ đô Phnom Penh tiễn đưa quân tình nguyện Việt Nam về nước. Ảnh: K.N.B
Nhân dân thủ đô Phnom Penh tiễn đưa quân tình nguyện Việt Nam về nước. Ảnh: K.N.B

Ông Vũ Văn Luyện-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, kể lại: “Tháng 6-1982, tôi và hơn 100 cán bộ, giáo viên trường Quân chính-Quân khu 5 được điều động sang tỉnh Stung Treng để giúp bạn xây dựng, tổ chức thành lập trường Quân chính của Quân khu I-Campuchia. Khi đơn vị hành quân qua đoạn đường thuộc dốc đá Ban Lung thì bị tàn quân địch phục kích bằng B40, B41 và mìn… Cũng may, đơn vị hành quân trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nên không có đồng chí nào bị thương vong”. Cũng theo ông Luyện, mặc dù đất nước Campuchia đã được giải phóng, thoát khỏi họa diệt chủng nhưng trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc, bom mìn vẫn còn sót lại rất nhiều khiến nhiều chiến sĩ của ta hy sinh ngoài ý muốn. Có người hy sinh trong quá trình truy quét, người thì hy sinh vì sốt rét rừng hành hạ, riêng có một đồng chí là trưởng khoa chiến thuật vừa đi phép trở lại đơn vị, sáng ra dọn vệ sinh-phát cây, dọn cỏ đã vô tình chạm mũi dao vào bom bi còn sót lại dẫn đến tử vong…

Công cuộc hồi sinh

Lục tìm trong tủ đựng giấy tờ, ông Lâm Huế mang ra cho chúng tôi xem một chiếc hộp giấy đã cũ kỹ. Bên trong chiếc hộp giấy là những giấy tờ liên quan đến suốt quá trình công tác trong quân đội cũng như năm tháng ông công tác bên đất nước chùa Tháp, cùng một số kỷ vật, một vài tấm hình hiếm hoi ông chụp cùng những đồng chí, đồng đội và cán bộ người Campuchia… Đưa cho chúng tôi xem một tấm hình đen trắng, chụp ba người đàn ông đang đứng trao đổi công việc, ông giải thích: Đây là tấm hình tôi cùng Pu Thong-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia và Ky-Hiệu trưởng trường Quân chính Campuchia đang trao đổi công việc bên cạnh ngôi trường được dựng bằng tranh tre, nứa lá. 

Ông Lâm Huế.
Ông Lâm Huế. Ảnh: Phương Dung

Theo lời kể của ông, ngày 30-5-1979, khi đang là Chỉ huy phó Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum, ông  được Quân khu 5 điều qua Campuchia làm Hiệu trưởng trường huấn luyện đoàn 578 (hay còn gọi là trường Quân chính), với nhiệm vụ là đào tạo cán bộ cho Campuchia. Trường đóng tại Ban Lung (Rattanakiri). Lúc đó, Quân khu cũng điều lên khoảng 70-80 cán bộ khung, chuyên gia quân sự cùng với cán bộ khung của bạn (khoảng 4-5 người) và một phiên dịch. Mặc dù toàn là chuyên gia, cố vấn quân sự, nhưng mọi người lúc đó vẫn gọi vui là “cố vác”. Vì khi đó, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện chưa có, mọi người phải xắn tay vào khuân vác tre nứa, cắt cỏ tranh… để dựng trường học, nhà ở, sau đó là các mô hình, học cụ phục vụ cho công tác huấn luyện.

Sau khi chuẩn bị xong cơ sở vật chất, trường bắt đầu đào tạo khóa đầu tiên với khoảng 70-80 học viên, là những tiểu đội trưởng, chiến sĩ của lực lượng địa phương Campuchia. Từ những bài học về truyền thống cách mạng Campuchia cho đến những bài huấn luyện kỹ-chiến thuật… Đặc biệt, trong suốt quá trình học tập, những học viên này đều được Việt Nam nuôi cơm gạo và trang bị vũ khí. Có một kỷ niệm mà ông Lâm Huế nhớ mãi, đó là trong giờ học thấy phía dưới các học viên bàn tán xôn xao, rồi không chịu học nữa mà đồng loạt đứng dậy, thu dọn đồ đạc đi về. Vì không hiểu tiếng nói của nhau nên các chuyên gia của ta không hiểu có chuyện gì đang xảy ra, mặc dù vậy, ông Huế cũng chỉ đạo cho cán bộ “nuôi quân” của ta, gói những nắm cơm kèm muối vừng chạy xe theo, gặp người nào thì đưa cho người đó và thuyết phục họ quay lại. Hóa ra, các học viên này vì nhớ nhà, nhớ vợ con nên muốn về nhà. “Trong thời gian làm chuyên gia ở Campuchia, tôi đã tham gia đào tạo được 2 khóa học viên và những học viên này được đưa về chỉ huy các lực lượng của các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Nhiều học viên đã trở thành những cán bộ chỉ huy cấp cao trong lực lượng vũ trang Đông Bắc Campuchia sau này”-ông Lâm Huế cho hay.

Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.