Bài 1: Đằng sau sự tiện dụng...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, xe công nông (còn gọi là xe máy kéo nhỏ, máy cày) được xem là phương tiện tối cần thiết đối với người nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. “Con trâu sắt” này không đơn thuần là tài sản, nông cụ, mà còn là phương tiện giao thông phổ biến. Chính điều đó đã tạo ra nhiều hệ lụy…

Công nông “là đầu cơ nghiệp”

Sáng sớm, tiếng khởi động máy chiếc xe công nông của gia đình anh Đưm (làng Groi 2, xã Glar, huyện Đak Đoa) đã vang lên phành phạch. Chả là sáng nay gia đình Đưm sẽ bón phân cho vườn cà phê cách nhà chừng 7-8 km. Khéo léo điều khiển chiếc xe chất đầy phân bón lách từ sân nhà ra cổng rồi bon bon trên đường làng, tiến thẳng ra vườn cây một cách khá tự tin, Đưm nói: “Từ ngày có xe công nông, việc làm nông của gia đình mình nhàn hẳn. Ngày trước phải dùng xe bò để chở phân bón hay nông sản mỗi khi thu hoạch vừa được ít vừa lâu, năng suất công việc rất thấp. Nếu bây giờ chỉ làm một ngày, hồi đó phải mất ít nhất là vài ba ngày”.

 

Xe công nông lưu thông trên quốc lộ 14. Ảnh: L.L
Xe công nông lưu thông trên quốc lộ 14. Ảnh: L.L

Cách rẫy nhà Đưm không xa, rẫy nhà anh Plun (làng Dôr 2, xã Glar, huyện Đak Đoa) chiếc máy kéo được sử dụng như máy bơm nước. Plun cho biết: “Nếu không có máy này bơm nước tưới, mùa khô cà phê nhà mình chết mất. Sức người không thể múc từng thùng tưới cho vài ha. Cũng nhờ có máy bơm nước mà gia đình mình mới làm được một năm 2 vụ lúa, ngày trước thiếu nước chỉ làm có 1 vụ thôi”.

Không chỉ có chức năng vận chuyển, bơm nước tưới mà máy kéo nhỏ khi lắp thêm một số thiết bị khác còn có thể thực hiện việc gieo hạt, cày xới đất, làm cỏ, banh bồn cà phê... Thậm chí có nơi nông dân còn dùng để phun thuốc trừ sâu, phát điện hoặc lắp thêm các loại máy móc phụ kiện khác để xay xát bắp, tuốt lúa rất tiện lợi, giảm bớt phần nào lao động thủ công, nâng cao hiệu quả năng suất lao động…

Nói về tầm quan trọng của xe công nông, ông A Lưng-Chủ tịch UBND xã Glar (huyện Đak Đoa) phấn khởi cho biết: “Năm 1994 cả xã chỉ có 3 xe công nông thì nay hầu như nhà nào cũng có. Nhờ xe công nông mà bộ mặt kinh tế-xã hội của xã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện…”.

Không khó để tìm ra những hộ làm ăn khấm khá tại xã Glar, trong đó có rất nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số giàu lên trông thấy. Anh Đưm-một hộ kinh tế khá chia sẻ: “Trước không có xe công nông, nhà mình chỉ dám làm 5-6 sào, nhưng nay làm cả ha cà phê; lúa nước sản xuất 2 vụ, nên thu nhập của gia đình tăng dần theo. Năm 2011, trừ chi phí cũng thu được trên 100 triệu đồng, gia đình đã sắm được xe máy và nhiều vật dụng đắt tiền khác”.

Hiện giá một chiếc xe công nông dao động khoảng vài chục triệu đồng, tùy vào nhu cầu các phụ kiện kèm theo. “Gia đình mình mới mua thêm một chiếc máy kéo hết 46 triệu đồng, máy mới chạy tốt và rất nhiều tính năng hiện đại”-anh Đưm khoe.

Sáng chủ nhật, gần cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh, những chiếc công nông nối đuôi đậu san sát. Anh Plun (làng Dôr 2, xã Glar, huyện Đak Đoa) cho hay: Nếu trong làng có người ốm nằm bệnh viện thì cả làng cùng rủ nhau đi thăm. “Cũng biết chở nhiều người trên xe là nguy hiểm, vi phạm Luật Giao thông Đường bộ nhưng với số lớn như vậy bà con mình chỉ có thể đi bằng xe công nông, vì không phải gia đình nào cũng có xe máy để đi, nhất là phụ nữ, người già và các em nhỏ không biết đi xe máy mà quãng đường lại xa. Hơn nữa, đường đồi núi rất khó đi, đặc biệt mùa mưa may ra công nông mới đi được”-Plun chia sẻ. Theo tính toán của Plun, chi phí tiền dầu cả đi lẫn về đối với một xe máy kéo nhỏ chưa hết 50.000 đồng. Nếu mấy chục con người đều đi bằng xe máy thì tiền xăng phải tốn gấp chục lần (bình quân mỗi xe công nông chở được khoảng 15-20 người).

Hiểm họa từ xe công nông

Những năm qua, tình trạng xe công nông lưu thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ xảy ra khá phổ biến. Điều đáng nói là ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ của người điều khiển rất kém. Hình ảnh những chiếc xe công nông chở hàng hóa cồng kềnh, quá tải, chở người sai quy định, chạy hết công suất, không còi, không đèn… Thậm chí, người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu bia không còn xa lạ trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ, đặc biệt là khu vực nông thôn. Đây cũng chính là những nguyên nhân gây nên các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê của Công an huyện Chư Pưh, chỉ trong 8 tháng năm 2011, trên địa bàn huyện đã có 5 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy kéo nhỏ làm 3 người chết, 9 người bị thương. Nguyên nhân do các phương tiện lưu thông vào ban đêm không có đèn chiếu sáng, không có tín hiệu cảnh báo…

Mặc dù so với các phương tiện khác thì tỷ lệ các vụ tai nạn, va chạm giao thông liên quan đến xe công nông, xe độ chế chỉ chiếm hơn 1%. Tuy nhiên, phân tích tình hình thực tế thì đây là loại xe có tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông khá cao. Về kỹ thuật xe máy kéo rất khó điều khiển, nhiều thao tác phức tạp, khi gặp tình huống bất ngờ rất khó xử lý. Hơn nữa đa số phương tiện này đều lắp ráp thủ công, không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường, phá đường và rất nhiều hệ lụy khác kéo theo. Đó là chưa kể những hậu quả do tai nạn để lại rất nghiêm trọng, nhiều cái chết tức tưởi, rất thương tâm khiến dư luận xã hội bức xúc.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.