Ăn theo mùa nước nổi: Nhộn nhịp mùa ghe xuồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi năm tới mùa nước nổi là thời điểm các trại ghe xuồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm ăn nhộn nhịp do nhu cầu mua xuồng để đi lại, giăng câu, lưới tăng cao...
Nhiều trại được khách đặt hàng nhiều làm không kịp ẢNH: HOÀNG PHƯƠNG
Nhiều trại được khách đặt hàng nhiều làm không kịp ẢNH: HOÀNG PHƯƠNG
...Tới mức ở làng nghề ghe xuồng Long Hậu. H.Lai Vung (Đồng Tháp), một số chủ trại than không có đủ thợ để đóng xuồng.
Người than, kẻ mừng
Vào mùa này, chạy xe dọc theo hai bên bờ kinh Xáng vào khu vực làng nghề đóng ghe xuồng ở rạch Bà Đài thuộc ấp Long Hòa, xã Long Hậu, H.Lai Vung, Đồng Tháp nhiều trại xuồng đang hối hả chạy máy cưa xẻ, tiếng động cơ ầm ầm, bụi mạt cưa bay mịt mù giữa trưa. Một chủ trại tên Tuấn cho biết mùa nước nổi năm nay làm ăn được. Cơ sở của ông hoạt động trên 20 năm, có nhiều mối, vựa mua bán xuồng ở Hồng Ngự, Tân Châu, Cờ Đỏ. Từ hôm nước bắt đầu lên tới nay trại của ông đã bán ra được hơn 100 chiếc xuồng các loại.
Ông Nguyễn Văn Thuấn, người có thâm niên 20 năm làm thợ đóng xuồng, cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ tới mùng 5 tháng 5 âm lịch, khi thấy nước dưới kinh bắt đầu chuyển sang màu đỏ gạch là dự đoán sẽ có lụt lớn. Các trại ghe xuồng phải chuẩn bị cây, vật tư, thầy thợ để đóng xuồng cung cấp cho những vùng bị ngập nước. Mấy tuần nay mối lái và người mua xuồng trực tiếp tới mua hoặc đặt hàng nhiều, có trại làm không kịp”.
Theo ước tính của người dân địa phương thì làng nghề ghe xuồng Long Hậu hiện nay chỉ còn khoảng trên dưới 40 trại duy trì nghề đóng ghe xuồng. Trong đó tập trung nhiều nhất là ở 2 ấp Long Hưng và Long Hòa. Riêng ở Long Hòa chỉ còn khoảng hơn chục trại, nên dự báo mùa nước nổi năm nay làng nghề sẽ không sản xuất được nhiều xuồng.
Một chủ trại tên Hải cho biết năm nay có nhiều đơn đặt hàng đóng xuồng cho vùng An Giang, Cần Thơ, nhưng nhiều trại thiếu thợ làm nên không dám nhận. Theo anh Hải thì từ đầu mùa đến nay mỗi trại xuồng ở ấp Long Hòa chỉ đóng được chừng vài trăm chiếc, trại nào quy mô lớn thì có thể đóng được 500 - 700 chiếc, loại xuồng Cần Thơ hoặc xuồng cui Long Xuyên. Nhưng đa số là loại xuồng nhỏ, chở được chừng 7 - 8 giạ lúa hoặc người mua dùng để giăng câu, lưới hay đi lại trong mùa nước nổi. Ngoài ra còn có một số khách hàng ở vùng Bến Tre, Tiền Giang đến đặt mua loại xuồng nhỏ sử dụng ở các vuông tôm.
Về giá cả so với năm rồi cũng không tăng nhiều. Trung bình một chiếc xuồng nhỏ giá bán từ 700.000 - 1 triệu đồng, tùy theo loại gỗ.
Còn theo anh Linh, người ở địa phương khác đến ấp Long Hòa thuê mặt bằng mở trại xuồng, thì “nghề đóng ghe xuồng bây giờ khó ăn lắm. Mỗi chiếc chỉ lời chừng hơn 100.000 đồng. Nếu bán được số lượng nhiều thì còn sống được, chớ với giá cả hiện nay thì khó làm giàu”. Theo giải thích của anh Linh thì mỗi năm anh phải tốn hết 11 triệu đồng tiền thuê mặt bằng. Vì vậy anh trông chờ mùa nước nổi để kéo bù qua những tháng mùa khô ế ẩm, nhưng năm nay khách hàng đến mua xuồng ít hơn những năm trước. Đến thời điểm này trại của anh chỉ sản xuất được chừng vài trăm chiếc, không kể 70 chiếc cung cấp cho các tổ chức từ thiện cứu trợ cho người nghèo.
Công đoạn trét chai xuồng ẢNH: HOÀNG PHƯƠNG
Công đoạn trét chai xuồng ẢNH: HOÀNG PHƯƠNG
Tiền công thấp, thợ bỏ nghề
Theo các chủ trại thì hiện nay hầu hết các trại đóng xuồng không mướn thợ ngày mà chỉ khoán công theo sản phẩm. Ví dụ mỗi chiếc xuồng nhỏ kiểu Cần Thơ, loại xuồng câu be dày thì tiền công 200.000 đồng, be mỏng thì từ 100.000 -150.000 đồng. Các công đoạn xẻ be, làm cong, bửng... thì có máy móc hỗ trợ, ra quy cách sẵn cho thợ đóng. Riêng tiền công trét chai mỗi chiếc từ 100.000 - 200.000 đồng, tùy theo lớn nhỏ. Trung bình một người thợ lành nghề mỗi ngày có thể đóng xong một chiếc xuồng nhỏ. Còn loại trọng tải từ 2 - 3 tấn thì đóng 5 ngày mới xong và giá cũng cao hơn.
Vì thu nhập không còn hấp dẫn nên nhiều người bỏ nghề, đi nơi khác kiếm sống. Theo ông Nguyễn Văn Thuấn, lứa thợ bây giờ đa số chỉ còn thợ già, còn đám thợ trẻ thì bỏ lên Sài Gòn, Bình Dương làm công nhân hết. Trước đây nhà ba ông cũng có trại đóng ghe xuồng, giờ đã giải tán nên ông phải đi làm công để nối nghề. Mặc dù mùa này là cao điểm nhưng nhiều trại xuồng ở ấp Long Hòa chỉ có chừng 4 - 5 nhân công. Vì vậy nhiều trại nhận hàng gấp mà nhân công ít nên phải làm tới 9 - 10 giờ đêm mới nghỉ.
Cổng vào làng nghề ghe xuồng Long Hậu
Cổng vào làng nghề ghe xuồng Long Hậu
Một chủ trại tên Tài cho biết những năm trước mỗi ngày trại của anh cho ra cả chục chiếc xuồng nên có lúc phải làm ngày làm đêm. Một năm có thể bán được cả ngàn chiếc. Còn bây giờ thì vắng lắm. “Mấy bữa trước nghe nói nước lên nhiều cũng mừng, nhưng tới nay trại của tôi mới chỉ đóng được gần một chục chiếc xuồng. Lý do là bây giờ nhiều người thích xài xuồng nhựa composite bền hơn nên xuồng gỗ cạnh tranh không lại. Vả lại, người mua xuồng bây giờ chủ yếu dùng để giăng câu, giăng lưới trong mùa nước nổi mà cá tôm thì ngày càng ít”, anh Tài giải thích.
Làng nghề ghe xuồng Long Hậu nổi tiếng không chỉ về mẫu mã, kiểu dáng phong phú mà còn có nguyên liệu gỗ tốt. Xưa nay, nét độc đáo của sản phẩm ghe xuồng Long Hậu là chỉ sử dụng gỗ sao, không sử dụng các loại gỗ tạp. Theo ông Nguyễn Văn Tốt, một người thợ có kinh nghiệm đóng xuồng lâu năm ở rạch Bà Đài, thì sao là loại gỗ quý, chịu nước, bền bỉ, ít bị cong vênh hay nứt nẻ, nên rất được ưa chuộng dùng để đóng ghe xuồng. Hiện nay tại Long Hậu còn khá nhiều khu vườn trồng cây sao. Nhưng theo ông Tốt thì cây sao dùng để đóng ghe xuồng phải có tuổi từ 30 - 40 năm mới xài được.
Nhờ có nguồn nguyên liệu tại chỗ nên giá thành rẻ hơn so với gỗ mua từ các địa phương khác. Nhưng mấy năm nay có nhiều người phá vườn sao để trồng cam, quýt. Bởi vậy các chủ trại ghe xuồng thường phải đi săn lùng tìm mua gỗ ở xa hơn, chi phí nhiều hơn nên giá thành ghe xuồng cũng cao hơn. Cũng vì thế nên gặp lúc làm ăn khó khăn, đã khó lại càng thêm khó. (còn tiếp)
Hoàng Phương-Ngọc Phan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.