Ăn khoai lang như nào cho đúng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khoai lang có công dụng giúp giữ dáng, đẹp da, đặc biệt còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, đột quỵ, tim mạch… Thế nhưng nếu ăn khoai lang sai cách có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Không nên ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang đúng cách là không nên ăn vào buổi tối vì dễ trào ngược axit, đặc biệt là với những người dạ dày yếu hoặc người già có hệ tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng. Cộng với việc vào ban đêm, sự trao đổi chất diễn ra chậm nên càng khó tiêu hóa và dễ dẫn đến chứng mất ngủ.

Khoai lang nên ăn như nào cho đúng? Đồ họa: VA
Khoai lang nên ăn như nào cho đúng? Đồ họa: VA
Nên ăn khoai vào buổi sáng kèm theo sữa tươi hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Không nên ăn khi đói
Nhiều người nghĩ, lúc đói có thể ăn khoai lang. Tuy nhiên, trong khoai lang có chứa nhiều chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói bụng sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, sinh hơi chướng bụng, ợ chua. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật kỹ hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men có trong khoai.
Nếu bị chướng bụng, có thể uống nước gừng để giảm bớt.
Cạnh đó, lúc đói, đường huyết đã thấp, khi ăn khoai lang lại làm hạ huyết áp gây mệt mỏi.
Không nên ăn cả vỏ
Dù ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho hệ tiêu hóa.
Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai lang khi ăn vào vừa gây mất hương vị mà lại nguy hiểm tới sức khỏe, có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Lưu ý khi ăn khoai lang. Đồ họa: VA
Lưu ý khi ăn khoai lang. Đồ họa: VA
Những lưu ý khi ăn khoai lang
Để ăn khoai lang đúng cách, bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau.
Để có tác dụng tốt, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng.
Để giải cảm cúm và chữa táo bón nên dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
Không nên ăn thường xuyên khoai lang, rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.
Nên ăn kèm đạm động vật hoặc thực vật để cân bằng dưỡng chất.
Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần.
Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm xanh và vỏ xanh chứa chất độc.
VIỆT ANH (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).