Bất lợi khi dùng điều hòa nhiệt độ
1. Không khí bị nhốt lại không được lưu thông tự nhiên là thứ không khí tù đọng không vệ sinh tiềm ẩn nhiều vi sinh vật gây bệnh và các chất khí thải, khí phát sinh trong sinh hoạt không có lợi cho sức khoẻ. Thử tưởng tượng trong buồng máy lạnh mà hút thuốc lá, ăn uống thịnh soạn với một nồi lẩu hay những món nướng.
2. Sự chênh lệch nhiệt độ rất cao (ví dụ nhiệt độ phòng 22 độ trong khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 38 độ chẳng hạn) và đặc biệt đột ngột khi đi ra đi vào làm cơ thể không kịp thích nghi nhất là với người già yếu, trẻ em, người có bệnh huyết áp… có thể gây đột quỵ.
3. Không khí trong phòng máy lạnh rất khô đối nghịch với độ ẩm cao ngoài trời là nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường hô hấp .
4. Không ra được mồ hôi trong mùa hè. Đây là một chi tiết sinh lý học rất kín đáo ít được để ý. Cơ thể chúng ta đã được tạo hoá “ lập trình “ tương thích với chủng tộc sống ở vùng nhiệt đới, hệ thống tiết mồ hôi có chức phận điều hoà thân nhiệt tự nhiên nhưng có kèm theo chức năng bài tiết những chất độc của cơ thể qua đường mồ hôi.
Khi một người suốt ngày ở cùng máy lạnh, mát mẻ quá không đổ một giọt mồ hôi nào là một nguy cơ cho sức khoẻ…
Cách phòng tránh:
Không thể không dùng máy lạnh trong môi trường đô thị hiện đại nhưng phải có cách phòng chống bệnh tật và những nguy cơ bất lợi cho sức khoẻ.
1. Tối thiểu trong 1 ngày phải có lúc tắt máy lạnh, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Kết hợp đón ánh nắng càng nhiều càng tốt vào nhà, chú ý những buồng kín như buồng ngủ, khu vệ sinh.
2. Thiết kế một khu vực chuyển tiếp giữa phòng máy lạnh và ngoài trời để có sự thay đổi nhiệt độ từ từ tránh đột ngột, ví dụ như một tiền phòng, tiền sảnh hay một đoạn hành lang được ngăn bằng vật liệu nhẹ.
3. Trong phòng dùng máy lạnh phải có thêm máy tạo độ ẩm dạng phun hơi nước hoặc đơn giản là đặt một vài chậu nước ở nơi có nhiệt độ cao như cạnh tủ lạnh, nơi có ánh nắng .
4. Lao động thể lực hay tập thể dục chơi thể thao để cơ thể có thể bài tiết mồ hôi đều đặn.
Ngoài ra, một vài triệu chứng có thể do “bệnh máy lạnh” cần biết: Viêm đường hô hấp trên mất tiếng, khản tiếng, hắt hơi sổ mũi, ngứa ngáy nổi mẩn, dị ứng, nhức đầu mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân, cơn cao huyết áp, cơn thiếu máu não thoáng qua gây xây xẩm mặt mày, viêm phế quản - phổi ở người già, trẻ nhỏ.
Khi gặp những dấu hiệu như vậy cần nghĩ thêm đến nguyên nhân máy lạnh bên cạnh các nguyên nhân khác và đi khám chữa bệnh kịp thời.
1. Không khí bị nhốt lại không được lưu thông tự nhiên là thứ không khí tù đọng không vệ sinh tiềm ẩn nhiều vi sinh vật gây bệnh và các chất khí thải, khí phát sinh trong sinh hoạt không có lợi cho sức khoẻ. Thử tưởng tượng trong buồng máy lạnh mà hút thuốc lá, ăn uống thịnh soạn với một nồi lẩu hay những món nướng.
2. Sự chênh lệch nhiệt độ rất cao (ví dụ nhiệt độ phòng 22 độ trong khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 38 độ chẳng hạn) và đặc biệt đột ngột khi đi ra đi vào làm cơ thể không kịp thích nghi nhất là với người già yếu, trẻ em, người có bệnh huyết áp… có thể gây đột quỵ.
3. Không khí trong phòng máy lạnh rất khô đối nghịch với độ ẩm cao ngoài trời là nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường hô hấp .
4. Không ra được mồ hôi trong mùa hè. Đây là một chi tiết sinh lý học rất kín đáo ít được để ý. Cơ thể chúng ta đã được tạo hoá “ lập trình “ tương thích với chủng tộc sống ở vùng nhiệt đới, hệ thống tiết mồ hôi có chức phận điều hoà thân nhiệt tự nhiên nhưng có kèm theo chức năng bài tiết những chất độc của cơ thể qua đường mồ hôi.
Khi một người suốt ngày ở cùng máy lạnh, mát mẻ quá không đổ một giọt mồ hôi nào là một nguy cơ cho sức khoẻ…
Cách phòng tránh:
Không thể không dùng máy lạnh trong môi trường đô thị hiện đại nhưng phải có cách phòng chống bệnh tật và những nguy cơ bất lợi cho sức khoẻ.
1. Tối thiểu trong 1 ngày phải có lúc tắt máy lạnh, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Kết hợp đón ánh nắng càng nhiều càng tốt vào nhà, chú ý những buồng kín như buồng ngủ, khu vệ sinh.
2. Thiết kế một khu vực chuyển tiếp giữa phòng máy lạnh và ngoài trời để có sự thay đổi nhiệt độ từ từ tránh đột ngột, ví dụ như một tiền phòng, tiền sảnh hay một đoạn hành lang được ngăn bằng vật liệu nhẹ.
3. Trong phòng dùng máy lạnh phải có thêm máy tạo độ ẩm dạng phun hơi nước hoặc đơn giản là đặt một vài chậu nước ở nơi có nhiệt độ cao như cạnh tủ lạnh, nơi có ánh nắng .
4. Lao động thể lực hay tập thể dục chơi thể thao để cơ thể có thể bài tiết mồ hôi đều đặn.
Ngoài ra, một vài triệu chứng có thể do “bệnh máy lạnh” cần biết: Viêm đường hô hấp trên mất tiếng, khản tiếng, hắt hơi sổ mũi, ngứa ngáy nổi mẩn, dị ứng, nhức đầu mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân, cơn cao huyết áp, cơn thiếu máu não thoáng qua gây xây xẩm mặt mày, viêm phế quản - phổi ở người già, trẻ nhỏ.
Khi gặp những dấu hiệu như vậy cần nghĩ thêm đến nguyên nhân máy lạnh bên cạnh các nguyên nhân khác và đi khám chữa bệnh kịp thời.
Theo TPO