Ấn Độ: Cánh cửa để hàng Việt Nam vươn ra Nam Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Với dân số trên 1 tỷ người, Ấn Độ đang nổi lên là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua cũng như là cánh cửa để hàng xuất khẩu của Việt Nam tiến vào thị trường Nam Á.
Nhiều lợi thế cho phát triển…
Theo Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm gần đây đã phát triển vượt trội, chỉ sau 5 năm (từ 2005 đến 2011) đã tăng 5,5 lần đạt 3,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 15 lần, ước đạt trên 1,3 tỷ USD vào năm 2011.
Ông Nguyễn Sơn Hà, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Nam Á, chiếm gần 1/2 kim ngạch nhập khẩu của toàn khu vực này.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường này bào gồm: Điện thoại di động và linh kiện, sắt thép các loại, cao su thiên nhiên, than đá, cà phê và hạt tiêu...
Liên quan đến đầu tư, từ đầu năm 2011 tới nay, Ấn Độ đã có 9 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với số vốn đăng ký 11,2 triệu USD. Một số dự án của Ấn Độ sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, là: Nhà máy Cà phê hòa tan Ấn Độ tại Đak Lak, Nhà máy Chế tạo bột than đen tại Vũng Tàu, Nhà máy Chế biến thức ăn gia cầm tại Tây Ninh... Ấn Độ hiện đứng thứ 28/92 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với số vốn đăng ký 225 triệu USD.
Các hiệp định hợp tác về tài chính giữa hai nước ký năm 2007 đã hoàn thành và kết thúc giải ngân. Hiện nay, ngành tài chính hai nước đang tiếp tục triển khai hợp tác trong lĩnh vực này, Ấn Độ cũng cam kết sẽ tăng thêm các khoản tín dụng ưu đãi, tín dụng ODA cho Việt Nam.
Hai nước cũng đã ký Hiệp định về kế hoạch hợp tác du lịch. Hiện tại, Vietnam Airlines và Jetairways đã ký MOU về mở đường bay thẳng giữa hai nước. Trong cuộc họp Ủy Ban hỗn hợp lần thứ 14, tháng 9/2011 tại Hà Nội, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò, khai thác năng lượng, dầu khí, quan tâm đến hợp tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục và đẩy mạnh hợp tác về y tế như lập hệ thống chăm sóc y tế tầm xa…
Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ sang Việt Nam là: Thức ăn gia súc, điện thoại di động, máy móc thiết bị, tân dược, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép và kim loại khác, nguyên phụ liệu dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt may và da, vải các loại, thuốc trừ sâu... Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ là: Than đá, hạt tiêu, linh kiện điện tử, cao su, quế, máy móc và thiết bị, thép, sợi, giày dép…
Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may những năm qua có sự tăng lên đáng kể, đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Asean và Ấn Độ được ký kết từ đầu năm 2010, nhiều sản phẩm dệt may đã bắt đầu giảm thuế và miễn thuế theo lộ trình đã được cam kết. Cụ thể, xuất khẩu sản phẩm dệt cotton bao gồm: Sợi, vải và quần áo may sẵn… từ Ấn Độ sang Việt Nam cũng gia tăng trong thời gian gần đây, từ 8,9 triệu USD năm 2007 tăng lên trên 40 triệu USD năm 2010, mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 71,24%.
"Triển vọng thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong năm 2012 là khả quan. Dự báo kim ngạch song phương sẽ đạt khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD," ông Hà cho biết.
Cánh cửa tiến ra thị trường Nam Á
Tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu hàng Việt Nam sang Ấn Độ nói riêng và thị trường Nam Á nói chung còn rất nhiều triển vọng, hiện nhiều nước trong khu vực Nam Á đang có nhu cầu rất lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, dệt may, da giày...
Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Phi, Tây Nam Á cho biết Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu sang 8 quốc gia thuộc khu vực Nam Á. Trong đó, Việt Nam có trao đổi thương mại lớn với 4 nước như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Srilanca. Còn 4 nước khác như Afghanistan, Butan, Nepan và Maldives với mức độ khiêm tốn hơn.
Dự kiến cả năm 2011, xuất khẩu hàng của Việt Nam sang khu vực Nam Á có thể đạt 2,1 tỷ USD, tăng hơn 46% so với năm 2010. Đáng chú ý, thị trường Bangladesh có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực, gấp gần 6 lần (590%); tiếp theo là Pakistan tăng 92% và Srilanca tăng 32,9%. Đặc biệt trong biên bản ghi nhớ về xuất khẩu gạo giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Quản lý Lương thực và Thiên tai Bangladesh thì từ năm 2010, thị trường này sẽ nhập khẩu gạo thường xuyên, ổn định của Việt Nam với sản lượng trên 350.000 tấn gạo các loại mỗi năm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á, trong khi đông đảo các doanh nghiệp Ấn Độ, Pakistan... rất chủ động đến tìm hiểu thị trường Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đến các nước này còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức, ngại khó, hạn chế sự hiểu biết về thị trường, đối tác cũng là một nguyên nhân khiến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chưa nâng được.
Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô, còn bán qua trung gian, bị ép giá nhất là khi xuất khẩu với số lượng lớn, chưa xây dựng được thương hiệu. Do vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có.
Do vậy, để thực sự làm điểm tựa cho hàng xuất khẩu Việt Nam khi các thị trường khác như châu Âu, Mỹ... có thể còn gặp khó khăn trong thời gian tới, ông Nguyễn Sơn Hà cho rằng, các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam, chú trọng cải tiến các tiêu chuẩn hàng nông sản nội địa, thường xuyên thay đổi chất lượng, mẫu mã, bao bì và giá cả... Bên cạnh đó, cần có sự nghiên cứu tạo ra một số sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực với thương hiệu mạnh để đưa hàng Việt Nam bám rễ sâu vào khu vực này.
Mặt khác, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường nông sản Ấn Độ như nhu cầu, thị hiếu, giá cả, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, giao lưu hợp tác quốc tế… Mạnh dạn đưa hàng nông sản Việt Nam xâm nhập thị trường Ấn Độ bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại.
Riêng Pakistan, các sản phẩm chè của Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm của thị trường này nên cần phải có nhiều hoạt động trao đổi thông tin nhất là tổ chức "giao lưu thương mại trực tuyến" giúp đối tác hai nước có nhiều cơ hội hiểu biết nhau hơn.
Ông Nguyễn Hồng Tiến, Tham tán thương mại Việt Nam tại Pakistan chia sẻ, Việt Nam có thế mạnh mà đối tác rất cần là: Nông sản, hàng dệt may, da giày và đá quý... "Người dân về cơ bản không yêu cầu quá cao về chất lượng hàng hóa, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp là có thể xâm nhập được thị trường này", ông Tiến nói.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm