50 năm thống nhất đất nước - Ngày 3/4/1975: Giải phóng Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến ngày 3/4/1975, hai tỉnh phía Nam Tây Nguyên là Tuyên Đức và Lâm Đồng hoàn toàn giải phóng và chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu từ ngày 4/3 đến đây chính thức kết thúc toàn thắng.

dalat.jpg
Ngày 3/4/1975, Đà Lạt - thành phố trên cao nguyên Di Linh được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

3 giờ sáng 3/4/1975, lực lượng của ta đã tiến đến khu vực ngã ba Phi Nôm và chia làm hai mũi: Tiểu đoàn 840 tiến theo đường 21 về thị trấn D’Ran, nhưng địch ở đây đã bỏ chạy, đơn vị nhanh chóng tiếp quản chi khu, quận lỵ và thành lập Ủy ban Quân quản huyện Đơn Dương. Tiểu đoàn 186 theo đường 20 lên Đà Lạt.

Đến 8 giờ sáng 3/4/1975, đơn vị đã đến ngã tư cây xăng Kim Cúc, cửa ngõ nội ô Đà Lạt thì gặp một số cán bộ cơ sở của ta.

Ngay sau đó, một phân đội của tiểu đoàn cùng với số cán bộ, cơ sở Đà Lạt vào chiếm lĩnh tòa hành chính tỉnh của ngụy quyền. 8 giờ 20 phút 3/4/1975, cờ cách mạng tung bay tại cơ quan đầu não của ngụy quyền tỉnh, thị xã Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức đã hoàn toàn giải phóng.

Tiểu đoàn nhanh chóng triển khai việc chiếm lĩnh tiếp quản, bảo vệ các cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, kỹ thuật trong thị xã, tổ chức công tác giữ gìn trật tự, truy quét bọn tàn quân của địch, trừng trị bọn lưu manh côn đồ đang cướp phá, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Như vậy, đến ngày 3/4/1975, hai tỉnh phía Nam Tây Nguyên là Tuyên Đức và Lâm Đồng hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu từ ngày 4/3 đến đây chính thức kết thúc toàn thắng, vượt xa dự kiến ban đầu.

Trong 30 ngày liên tục tiến công, ta diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 - Quân khu 2 quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu trên 28.000 tên địch, thu và phá hủy 154 máy bay, 1.096 xe quân sự, giải phóng địa bàn Tây Nguyên rộng lớn.

Với thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên, ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, giải phóng địa bàn có ý nghĩa chiến lược, làm rung động toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở phía Bắc, phá vỡ và cắt đôi thế bố trí chiến lược của địch, làm cho quân địch phải co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường, mở ra thời cơ của cuộc tổng tiến công chiến lược.

Trong một diễn biến khác, trước tình hình nguy cấp sau khi mất Đà Nẵng, ngày 3/4/1975, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Hoa Kỳ F. C. Weyand (sang Việt Nam từ cuối tháng 3/1975) cùng với Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn đã quyết định gấp rút lập tuyến phòng thủ Xuân Lộc nhằm chặn đứng đà tiến công của bộ đội ta.

Cùng ngày 3/4, tại sở Chỉ huy ở đông cầu La Ngà, Bộ Tư lệnh chiến dịch bàn phương án tiến công Xuân Lộc (một thị xã thuộc tỉnh Long Khánh, cách Sài Gòn 60km về phía Đông Bắc, là điểm trọng tâm, cửa ngõ then chốt vào Sài Gòn. Phương châm chỉ đạo tác chiến được xác định “Đánh chắc, tiến chắc."

Thế nhưng, trước tình hình địch đang hoang mang dao động, cần phải “khẩn trương, táo bạo," Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định sử dụng một bộ phận bộ binh, tập trung toàn bộ xe tăng, pháo binh tiến công thẳng vào Sở Chỉ huy Tiểu khu và Sư đoàn 18, nếu địch tan rã thì nhanh chóng đánh chiếm Xuân Lộc.

Theo Thùy Linh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tái hiện đại thắng mùa xuân 30-4-1975 thông qua những thước phim

Tái hiện đại thắng mùa xuân 30-4-1975 thông qua những thước phim

(GLO)- Những chiến tích vẻ vang của quân và dân các dân tộc Gia Lai cách đây 50 năm, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối được tái hiện chân thật trong mỗi thước phim do Tổ chiếu phim (Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) thực hiện.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

Báo chí quốc tế viết về đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam

Báo chí quốc tế viết về đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam

Sự kiện Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được rất nhiều báo chí quốc tế đưa tin đậm nét trong những ngày vừa qua, với điểm nhấn là không khí lễ hội hân hoan cũng như những thành tựu nổi bật mà Việt Nam đạt được trong những năm qua.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.