50 năm thống nhất đất nước - Ngày 2/4/1975: Giải phóng thành phố Nha Trang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 2/4, sư đoàn 10 (quân đoàn 3) áp sát phía bắc thành phố Nha Trang; đến 15 giờ, đội hình sư đoàn có xe tăng dẫn đầu tiến vào giải phóng thành phố.

Xe tăng quân Giải phóng tiến vào giải phóng Nha Trang (Khánh Hòa), ngày 2/4/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Xe tăng quân Giải phóng tiến vào giải phóng Nha Trang (Khánh Hòa), ngày 2/4/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ngày 2/4/1975, Tổng cục Chính trị điện gửi các chiến trường, các quân chủng, binh chủng về công tác chính trị trước thời cơ chiến lược mới, động viên bộ đội xốc tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Tại Khánh Hòa, trước khí thế tiến công mạnh mẽ của quân và dân ta, công chức, cảnh sát tại thành phố Nha Trang bỏ chạy.

Sáng 2/4, sư đoàn 10 (quân đoàn 3) áp sát phía bắc thành phố Nha Trang. 15 giờ, đội hình sư đoàn có xe tăng dẫn đầu tiến vào giải phóng thành phố. Nhân dân thành phố nô nức đón chào Quân giải phóng. Cùng với sân bay và thành phố Nha Trang, vùng nông thôn các huyện Vĩnh Xương, Diên Khánh và thành Diên Khánh cũng được giải phóng.

Tại Đà Lạt, quân địch đồn trú tại đây đã rút, song trung đoàn 812 (quân khu 6) phát triển chậm, sáng 2/4 mới tiến đến Đức Trọng.

Học sinh, sinh viên và quần chúng cách mạng tự động chiếm giữ một số khu vực ở trung tâm Đà Lạt và tổ chức canh gác, bảo vệ một số cơ sở trọng yếu trong thị xã như Sở Địa dư, Viện Nguyên tử, nhà máy điện...

Tại Chơn Thành-đường 13, các cánh quân địch tháo chạy khỏi chi khu quân sự này đều bị ta chặn lại. Các đơn vị Quân giải phóng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Lực lượng vũ trang địa phương cùng nhân dân phối hợp bộ đội chủ lực vây bắt địch tháo chạy. Ta giải phóng chi khu quân sự Chơn Thành, thu và phá hủy nhiều phương tiện, vũ khí của địch.

Cùng ngày, quân khu 7 và quân đoàn 4 tại căn cứ Vĩnh An nhận lệnh của Bộ Tư lệnh miền triển khai lực lượng trên hai hướng: đông và tây nam Sài Gòn. Ở hướng đông, quân đoàn 4 được giao nhiệm vụ tiến công giải phóng Long Thành.

Tại Cần Thơ, ngày 2/4, trung đoàn 2, sư đoàn 4 (quân khu 9) đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 33, sư đoàn 21 ngụy. Cùng ngày, địch đưa thêm hai tiểu đoàn tăng cường, nhưng sau đó mất tinh thần, rút chạy về Thới Lai. Trung đoàn 2 truy kích bắn cháy hai xe M113, đánh chìm hai tàu chiến trên sông Ô Môn-Thới Lai.

Trong đêm 2/4, trung đoàn 10 và tiểu đoàn Tây Đô của tỉnh Cần Thơ tiến công tiêu diệt hai đại đội địch và bao vây chi khu Một Ngàn.

Tại Long Châu Hà, ngày 2/4, trung đoàn 101 tiến công chỉ huy sở của trung đoàn 31, sư đoàn 21 ngụy, gây thiệt hại nặng cho địch. Sau đó, đơn vị diệt nốt phân chi khu và hai đồn. Ta đã kiểm soát một đoạn đường liên tỉnh Hà Tiên - Rạch Giá.

Cũng ở miền Tây Nam Bộ, đầu tháng 4/1975, đoàn 232 được bổ sung lực lượng tương đương cấp quân đoàn, gồm các sư đoàn 3, 5, 9, khu 8 và được tăng cường một số đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh chuẩn bị vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến vào Sài Gòn từ hướng tây và tây nam.

Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nhận định: Ta đã diệt và làm tan rã hơn 35% sinh lực địch, lần đầu tiên loại khỏi chiến đấu 2 quân đoàn địch, phá huỷ và thu hơn 40% binh khí, kỹ thuật của chúng.

Mục tiêu của ta là vây ép Sài Gòn, hướng chủ yếu là Tây Ninh, triệt đường 4, nhanh chóng tập trung lực lượng trên hướng Đông, chờ thời cơ thuận lợi đánh thẳng vào các mục tiêu quan trọng ở Sài Gòn.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

50 năm thống nhất - Ngày 30/3/1975: Triển khai giải phóng Tuy Hòa, xuyên rừng về Diên Khánh

50 năm thống nhất - Ngày 30/3/1975: Triển khai giải phóng Tuy Hòa, xuyên rừng về Diên Khánh

Ngày 30/3, thực hiện kế hoạch giải phóng thị xã Tuy Hòa (Phú Yên), Tiểu đoàn 9 và Trung đoàn 3 Sư đoàn 320 hành quân xuống Đèo Cả, trong khi lực lượng ở Khánh Hòa cũng xuyên rừng tiến về Diên Khánh, Sư đoàn 10 Binh đoàn Tây Nguyên tiến về Nha Trang.

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Bình Phước: Đất lửa nở hoa

Bình Phước: Đất lửa nở hoa

Bình Phước có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ giao thương hợp tác trong khu vực tam giác phát triển Lào - Việt Nam - Campuchia, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế mới, nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên.

Diệt “lam chướng”

Diệt “lam chướng”

(GLO)- Vốn là những cư dân đồng bằng lấy việc canh tác lúa nước tạo nguồn sống chính, nên khi vì một hoàn cảnh nào đó, những người Kinh phải đến vùng cao mưu sinh đều cảm thấy vô cùng lạ lẫm.