50 năm thống nhất - Ngày 30/3/1975: Triển khai giải phóng Tuy Hòa, xuyên rừng về Diên Khánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 30/3, thực hiện kế hoạch giải phóng thị xã Tuy Hòa (Phú Yên), Tiểu đoàn 9 và Trung đoàn 3 Sư đoàn 320 hành quân xuống Đèo Cả, trong khi lực lượng ở Khánh Hòa cũng xuyên rừng tiến về Diên Khánh, Sư đoàn 10 Binh đoàn Tây Nguyên tiến về Nha Trang.

1quy-nhon-resize.jpg
Xe thiết giáp quân Giải phóng trên đường hành quân vào Quy Nhơn (Bình Định). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)

Sáng 30/3/1975 tại Bình Định, Sư đoàn 3 (Quân khu 5) tiếp tục diệt các cụm quân địch còn lại ở Lai Nghi, Phú Xuân, Phú Hòa 2, đánh chiếm ga Diêu Trì và Sở chỉ huy Sư đoàn 22 ngụy ở An Sơn, cắt và chốt chặn quốc lộ 1 không cho địch chạy về Quy Nhơn.

Cùng với Sư đoàn 3, Trung đoàn 19 (Sư đoàn 968) đánh chiếm cao điểm Trà Lam Sơn (tây Gò Quánh) diệt Trung đoàn 3, Trung đoàn 49 ngụy, còn Trung đoàn 95A tiến công Phú Phong, lăng Mai Xuân Thưởng.

Tại Khánh Hòa, đêm 30/3, lực lượng của tỉnh tiếp tục hành quân xuyên rừng về Diên Khánh. Một số cán bộ quân sự của tỉnh cùng Sư đoàn 10 (Binh đoàn Tây Nguyên) theo trục đường 21 tiến về Nha Trang.

Tại Phú Yên, thực hiện kế hoạch giải phóng thị xã Tuy Hòa, Tiểu đoàn 9 cùng Trung đoàn 3 (Sư đoàn 320) hành quân xuống Đèo Cả (đoạn Hảo Sơn) chặn địch không cho địch rút chạy vào Khánh Hòa.

Ở Nam Bộ, quân dân Bình Long tiến công và nổi dậy chiếm An Lộc, chi khu quân sự quận lỵ Chơn Thành, giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Long.

Quân dân các tỉnh Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Long An, Long Khánh, Bình Tuy cũng tiến công kết hợp nổi dậy, diệt nhiều chi khu, căn cứ quận lỵ… giải phóng vùng liên hoàn rộng lớn ở bắc và tây bắc Sài Gòn.

Đồng bằng sông Cửu Long cũng tiến công và nổi dậy tiêu diệt địch, phá và bức rút hàng trăm đồn bốt địch, giành chính quyền, làm chủ ở một số địa phương.

Cũng trong ngày 30/3/1975, Quân ủy Trung ương gửi điện khen ngợi, động viên quân và dân Tây Nguyên vừa lập chiến công vang dội.

Bức điện có đoạn: Quân và dân cả nước vô cùng phấn khởi trước thắng lợi rực rỡ của quân và dân Tây Nguyên. Quân ủy Trung ương nhiệt liệt khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân Tây Nguyên đã lập chiến công xuất sắc và tuyên dương công trạng của các đồng chí trong toàn quân.

Theo Thu Hạnh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

50 năm đất nước thống nhất: Ngôi trường kết hợp giáo dục 2 miền Nam, Bắc

50 năm đất nước thống nhất: Ngôi trường kết hợp giáo dục 2 miền Nam, Bắc

Đi lên từ những ngày gian khó khi quê hương vừa trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, thầy cô ngôi trường ở Quảng Trị được giao trọng trách hồi sinh sự nghiệp giáo dục trên quê hương, mà ở đó mỗi tấc đất đều thấm đẫm máu xương của biết bao chiến sĩ, đồng bào.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên