5 "nguyên tắc" sử dụng vitamin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với một người bình thường, lượng vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua nguồn thức ăn hằng ngày là đủ, không cần phải bổ sung thêm. Những trường hợp đặc biệt, cơ thể không hấp thụ đủ vitamin mới bổ sung theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.
 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khi bổ sung vitamin cho cơ thể, chúng ta không bỏ qua những nguyên tắc sau:

1. Lý do sử dụng rõ ràng

Một số người cho rằng, vitamin là thuốc bổ nên an toàn. Vì vậy, để tăng sức đề kháng, làm cho cơ thể khỏe hơn, da bóng mịn hơn, tóc mượt hơn... họ đã sử dụng vitamin tùy tiện và điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nên nhớ, chỉ khi thầy thuốc chẩn đoán chính xác cơ thể thiếu loại vitamin nào thì mới bổ sung, tuyệt đối không được sử dụng tùy tiện.

2. Liều lượng

Thuốc dù tốt và bổ dưỡng đến mấy cũng phải dùng với liều lượng thích hợp. Nếu sử dụng vitamin D quá liều lượng và thời gian sẽ bị ngộ độc. Cơ thể thừa vitamin A có thể bị nhiễm độc với triệu chứng da bị tổn thương, viêm khớp, bong da toàn thân, có nguy cơ bị viêm gan. Phụ nữ có thai uống quá nhiều vitamin A có nguy cơ gây dị dạng thai nhi. Với vitamin E, nếu dùng quá liều sẽ gây tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

3. Tìm nguyên nhân bổ sung chính xác

Nhiều trường hợp thiếu vitamin là do một số bệnh gây ra. Do đó, phải được thầy thuốc khám xác định bệnh chính xác, sau đó mới bổ sung vitamin sao cho hiệu quả.

4. Thời gian bổ sung

Vitamin C, B1, B2... là các vitamin tan được trong nước, vì thế uống sau bữa ăn là thích hợp bởi các vitamin này sẽ nhanh chóng thấm qua dạ dày và thành ruột. Nếu uống khi đói, phần lớn vitamin sẽ bị cơ thể bài tiết ra ngoài khi các mô trong cơ thể hấp thụ chưa hết.

Ngoài ra, những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E... nên uống sau bữa ăn, vì khi đó, đường ruột và dạ dày tích trữ một lượng mỡ từ thức ăn nên có lợi cho sự hòa tan vitamin, làm cho cơ thể hấp thu dễ dàng.

5. Nắm được sự tương tác của vitamin với các loại thuốc khác

Vitamin có thể tương tác với một số thuốc, gây giảm hiệu lực của thuốc hoặc giảm hiệu lực của vitamin. Chẳng hạn, thuốc paraphin dạng lỏng có thể làm giảm sự hấp thu và tăng sự đào thải các vitamin tan trong mỡ; thuốc kháng sinh sẽ ức chế vi khuẩn đường ruột, làm giảm sự tổng hợp vitamin K trong cơ thể. Những loại thuốc có tác dụng làm chất xúc tác như phenol barbital và aspirin... có thể làm tăng sự bài tiết vitamin B 1, vitamin C và tiêu hủy vitamin B12 . Vitamin C và B1 không thích hợp uống cùng thời điểm với thuốc tránh thai vì làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Nếu uống vitamin D cùng một lúc với thuốc kháng khuẩn tổng hợp có khả năng dẫn đến nước tiểu bị kết tủa, làm hại thận. Trong khi đó, nếu uống viên sắt cùng thời điểm với vitamin C sẽ làm tăng sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Mai Thương (theo danviet)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.