43 kiến nghị của 39 dự án bất động sản đã được giải quyết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đó là kết quả trong báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, về tháo gỡ vướng mắc liên quan đến dự án nhà ở thương mại cuối năm 2022 UBND TP.HCM đã tổng hợp, rà soát những vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, đất đai, nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản để báo cáo Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (Tổ 1435).

UBND TP.HCM cũng đã tổ chức họp để có hướng chỉ đạo tháo gỡ ngay đối với 16/32 dự án mà Tổ công tác 1435 chuyển đến. Còn lại 16/32 dự án, TP.HCM đã giao các sở, ban ngành tiếp tục rà soát pháp lý để tổng hợp, báo cáo xem xét giải quyết cụ thể từng trường hợp.

Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, tổ chức làm việc với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cùng các sở, ban ngành để tiếp tục tổng hợp, phân nhóm các vướng mắc theo thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của các sở, ngành tham mưu thành phố tổ chức họp chuyên đề giải quyết. Từ 189 kiến nghị của 148 dự án do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tổng hợp kiến nghị tháo gỡ vướng mắc, đến nay các sở, ngành đã giải quyết đối với 43 kiến nghị của 39 dự án. Thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ đối với 71 kiến nghị của 48 dự án liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng.

Một dự án bất động sản được UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ khó khăn. Ảnh: ĐÌNH SƠN

Một dự án bất động sản được UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ khó khăn. Ảnh: ĐÌNH SƠN

Đối với 30 kiến nghị của 30 dự án liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải quyết.

Về rà soát, sắp xếp, sử dụng hiệu quả quỹ nhà đất của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP.HCM, Ban chỉ đạo 167 TP.HCM đã tổ chức kiểm tra hiện trạng đối với sáu địa chỉ nhà đất của năm đơn vị; lấy ý kiến cơ quan có liên quan đối với 29 địa chỉ nhà đất của năm đơn vị. UBND TP.HCM đã có ý kiến với Bộ Tài chính phương án sắp xếp nhà đất của ba đơn vị với bốn địa chỉ nhà đất.

Cũng theo UBND TP.HCM, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp quyết liệt thúc đẩy thị trường bất động sản như đã ban hành Nghị quyết 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Nghị định 08 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Điều này đã giúp suất một số ngân hàng đã giảm, việc huy động qua kênh trái phiếu đã có dấu hiệu tích cực trở lại. Tuy nhiên, dự báo công tác phát triển nhà ở và thị trường bất động sản trong giai đoạn 2023 - 2025 sẽ tiếp tục gặp không ít khó khăn, thách thức do chịu sự tác động tiêu cực bởi tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến khó lường.

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

(GLO)- Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông tỉnh và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, thị xã Ayun Pa đã huy động các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp.