30 điểm vẫn trượt Đại học: Có phải "con cái chúng ta giỏi thật"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu nhìn vào điểm xét tuyển Đại học, hẳn có người sẽ thốt lên: “Con cái chúng ta giỏi thật”. Nhưng có đúng là “giỏi thật” không?

 

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn


Hãy nhìn thống kê của Bộ GDĐT, năm nay, cả nước có 30 mã ngành lấy điểm chuẩn cao hơn năm 2020 từ 9-11 điểm, có 265 ngành tăng từ 5 điểm trở lên, chiếm 8%. Mức tăng này gây sốc với nhiều thí sinh bởi 26 - 27 điểm vẫn có thể rớt hàng chục nguyện vọng.

Điểm số này gây ngạc nhiên cho các bậc phụ huynh, bởi thế hệ của họ, chỉ cần trên 20 điểm là điềm nhiên vào đại học, thậm chí có học bổng.

Nhưng thế hệ hiện nay, hãy nhìn vào những câu chuyện cụ thể: Đồng Thị Hà Vy - cựu học sinh Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) - không thể ngờ khi đạt 26,45 điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng trượt hết 13 nguyện vọng đầu tiên mà em yêu thích nhất.

Hay mức điểm chuẩn cao nhất được ghi nhận là 30,5 điểm thuộc về ngành Sư phạm Ngữ văn chương trình chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá). Nghĩa là 30 điểm vẫn… trượt như thường.

Đó chỉ là những ví dụ cho câu chuyện điểm cao vẫn trượt Đại học. Đây là kỳ tích hay là hệ quả của bệnh thành tích của kỳ thi tốt nghiệp vừa qua?

Lãnh đạo Bộ GĐĐT nói rằng thí sinh điểm cao mà trượt đại học là “điều đáng tiếc” và “xét tuyển đại học là câu chuyện cạnh tranh, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một mô hình các em có quyền xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường thì cơ hội hoàn toàn nằm trong tay thí sinh”.

Nghĩa là với cách xét tuyển hiện nay thì thí sinh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự lựa chọn của mình mà ở sự lựa nào cũng có độ may rủi. Liệu có bất bình thường và minh bạch khi tương lai của một học sinh phụ thuộc vào may rủi?

Vậy còn trách nhiệm của Bộ trong câu chuyện đề thi tốt nghiệp không có tính phân loại cao và cụ thể là những trường hợp “30 điểm thì trượt, 25 điểm lại đỗ” đâu chỉ đơn giản là “điều đáng tiếc”?

Bộ GDĐT đang nêu ngọn cờ “học thật, thi thật, nhân tài thật” thì không thể tạo thêm những điều khó hiểu trong tuyển sinh Đại học vốn được coi là lực lượng nhân tài của đất nước trong tương lai.

“Con cái chúng ta giỏi thật” là thiên truyện ngắn của Azit Nexin với giọng văn hài hước, châm biếm để người đọc nhìn thấy cái thực chất của một nền giáo dục.

Nghiêm túc xem xét lại kỳ thi, tìm giải pháp mở cánh cửa để những thí sinh điểm cao có thể được vào Đại học cũng như phải giải bài toán hướng nghiệp để đặt mục tiêu khuyến học và lựa chọn nhân tài lên cao nhất.

Bởi nếu không, một kỳ thi tốn kém, đáng lẽ phải rất nghiêm túc, minh bạch sẽ trở thành câu chuyện của “Những người thích đùa”.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/30-diem-van-truot-dai-hoc-co-phai-con-cai-chung-ta-gioi-that-955189.ldo

Theo LINH ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.