10 dự án PPP ở TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND TP.HCM vừa có báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021, gửi Đoàn giám sát Quốc hội về đầu tư công, quản lý, sử dụng ngân sách; các quỹ tài chính, vốn nhà nước; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, khai thác và sử dụng tài nguyên.
Liên quan các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), giai đoạn 2016 - 2021 đã đưa vào sử dụng 6 dự án, gồm: tuyến đường nối đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (hợp đồng BOT, xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), 2 tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy (hợp đồng BOO, xây dựng - sở hữu - kinh doanh), đường D3 nối vào cảng Hiệp Phước (hợp đồng BT, xây dựng - chuyển giao), đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu (hợp đồng BOT), nhà máy xử lý nước thải kênh Tham Lương giai đoạn 1 (hợp đồng BT) và cụm rạp chiếu phim tại Trung tâm văn hóa Q.12 (hợp đồng BT).
Trong báo cáo, UBND TP.HCM cũng cho biết còn 10 dự án PPP chưa hoàn thành trong giai đoạn 2016 - 2020 và phải chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025. Phần lớn dự án chuyển tiếp đều là dự án đầu tư theo hợp đồng BT, gồm: đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường nối Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1, xây dựng hạ tầng kỹ thuật nội bộ khu Cổ đại thuộc Công viên lịch sử văn hóa dân tộc (Q.9), đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, cầu đường Bình Triệu 2…
Lý giải cho việc các dự án kéo dài hoặc phải tạm dừng, hủy bỏ, UBND TP.HCM nêu 3 nguyên nhân chính gồm: bàn giao mặt bằng chậm, thủ tục hành chính phức tạp và chậm giải ngân nguồn vốn vay tái cấp vốn. Đáng chú ý, trước khi luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được ban hành, việc triển khai một dự án được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật liên quan (khoảng 15 luật, nghị định và 28 thông tư liên quan). Các quy định về PPP cũng chưa nhất quán, đôi khi chưa rõ ràng, gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư.
Theo Sỹ Đông (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất