Lễ Kết nghĩa anh em dân tộc Ê Đê, tỉnh Đak Lak

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sinh sống lâu đời tại tỉnh Đak Lak, dân tộc Ê Đê hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hoá phong phú, đa dạng và giàu bản sắc, trong đó lễ Kết nghĩa anh em là một phong tục phản ánh đậm nét quan hệ xã hội, tình cảm gắn bó tốt đẹp trong cộng đồng người Ê Đê.

Nghi lễ này có ý nghĩa to lớn trong việc kết nối, tăng cường tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng, đồng thời góp phần tạo lên sự phong phú đa dạng cho bức tranh văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lễ Kết nghĩa anh em là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình hoạt động tháng 6-2018 với chủ đề “Lời ru từ đại ngàn Tây Nguyên” được tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

 

 

Từ sáng sớm những người tham dự lễ là họ hàng, người thân của hai người kết nghĩa và dân làng tề tựu để chuẩn bị cho nghi lễ quan trọng của dân tộc mình.
 

 

Chủ lễ trong Lễ Kết nghĩa anh em của đồng bào Ê Đê, là người am hiểu luật tục, có khả năng giao tiếp với vai trò dẫn dắt buổi lễ.
 

 

Lễ Kết nghĩa anh em còn có sự tham gia của những người tham gia kết nghĩa là Ông Y Drao Niê (Buôn Cuôr Đăng A) kết nghĩa với Ông Y Ngoan E ban ở buôn Kroa C đến từ huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
 

 

Mở màn buổi lễ, những làn điệu cồng chiêng truyền thống được tấu lên rộn rã, mời gọi những vị Giàng về chứng kiến buổi lễ.
 

 

Cùng những làn điệu công chiêng, các cô gái Ê Đê mang tới không gian Lễ hội những điệu múa đậm đà bản sắc của dân tộc mình.
 

 

Chủ Lễ thực hiện nghi lễ báo cáo thần linh, tiếp đó mời hai những người kết nghĩa đứng trước cây nêu và hỏi hai người có đồng ý kết nghĩa không. Được sự đồng ý, chủ lễ mới tiến hành các nghi thức lễ. Trong ảnh nghi thức trao nến tượng trưng sự hoà hợp của hai dòng họ kết nghĩa.
 

 

Nghi thức trao vòng cho 2 người tham gia kết nghĩa.
 

 

Chủ Lễ đọc lời khấn với nội dung: “Ơ Yang… ơi, Yang trời, Yang đất, Yang núi, Yang sông, Yang bên Đông, Yang bên Tây về đây chứng giám cho Lễ Kết nghĩa người dòng họ Niê dân tộc Ê đê kết nghĩa với người dòng họ E ban, sau ba cái mùa rẫy quen biết nhau hai bên đã thật sự tốt bụng với nhau muốn kết nghĩa làm anh em, hôm nay làm lễ báo với các Yang, với ông bà tổ tiên biết, với mọi người, kể từ nay cho đến hết cuộc đời, đến hơi thở cuối cùng, mãi mãi là anh em một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau…ơ Yang…”.
 

 

Đại diện gia đình hai bên trao vòng cho 2 người.
 

 

Chủ Lễ mời thức ăn và rượu hai bên kết nghĩa.
 

 

Tiếp đó là mời rượu những người hai bên dòng họ để bày tỏ tình thân thiết, gắn bó.
 

 

Mọi người tham gia nghi lễ cùng thưởng thức rượu cần.
 

 

Ngay sau Lễ Kết nghĩa anh em của dân tộc Ê Đê, đại diện cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam cùng nhau thực hiện nghi Lễ Kết nghĩa anh em thể hiện sự đoàn kết, gắn bó như anh em một nhà tại "ngôi nhà chung".

Thế Dương/ĐCS

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.