Kông Chro quan tâm tôn tạo di tích liên quan đến Nguyễn Nhạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cụm di tích Nền nhà-Hồ nước-Kho tiền ông Nhạc (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) thuộc Quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 1991. Những năm qua, huyện phối hợp với ngành chức năng đầu tư trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử di tích.
Chú trọng bảo tồn
Cụm di tích Nền nhà-Hồ nước-Kho tiền ông Nhạc nằm ở làng Hlang (xã Yang Nam) cách thị trấn Kông Chro khoảng 5 km. Trong đó, khu di tích Nền nhà-Hồ nước rộng hơn 5.300 m2. Đây là nơi Nguyễn Nhạc sinh sống, gặp gỡ, giao thương với người dân Bahnar trong ngày đầu tập hợp lực lượng chuẩn bị phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Còn khu di tích Kho tiền là một hốc đá kín đáo bên bờ suối, cách di tích Nền nhà-Hồ nước khoảng 4 km về hướng Đông Bắc. Hơn 200 năm trước, khu vực này được Nguyễn Nhạc cất giấu tiền để nuôi nghĩa quân.
Đối với khu di tích Nền nhà-Hồ nước, từ năm 2010 đến nay, huyện Kông Chro đã đầu tư hơn 630 triệu đồng để tôn tạo, xây dựng bia dẫn tích, làm hàng rào bao quanh, trồng cây bóng mát, thuê người trông coi, đặt biển chỉ dẫn. Bên cạnh đó, từ năm 2018 đến 2020, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã trùng tu, xây dựng nhà bia tưởng niệm, tôn tạo kè đá hồ nước, xây cổng, lát đá ong nền nhà, làm lối đi nội bộ với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng; từ nguồn ngân sách của tỉnh, huyện đầu tư làm đường bê tông xi măng dài khoảng 800 m nối từ đường trục chính của làng Hlang với khu di tích nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân, khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu, học tập.
Khu di tích lịch sử Nền nhà-Hồ nước ông Nhạc được đầu tư xây dựng nhà bia tưởng niệm, kè đá hồ nước và cổng khang trang, bề thế. Ảnh: Ngọc Minh
Khu di tích lịch sử Nền nhà-Hồ nước ông Nhạc được đầu tư xây dựng nhà bia tưởng niệm, kè đá hồ nước và cổng khang trang, bề thế. Ảnh: Ngọc Minh
Theo ông Nguyễn Trọng Hiếu-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện, những năm qua, Nhà nước đã đầu tư tôn tạo một số hạng mục. Tuy nhiên, nguồn kinh phí có hạn nên hệ thống cơ sở vật chất, công trình dịch vụ còn hạn chế.
Phát huy giá trị lịch sử-văn hóa
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hóa gắn với giáo dục truyền thống, ngành chức năng huyện phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức cho hội viên, đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động như: về nguồn, tham quan, học tập, dọn vệ sinh khuôn viên nền nhà, hồ nước; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi tìm hiểu về “Di sản văn hóa quê hương em” với 2.679 bài dự thi. Ngày 27-7 hàng năm, nhiều trường học tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm thực tế tại các khu di tích lịch sử. Ngoài ra, để giới thiệu, quảng bá di tích Nền nhà-Hồ nước-Kho tiền ông Nhạc cũng như những đặc trưng văn hóa truyền thống của người bản địa tới du khách bốn phương, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện đã làm clip đăng tải lên Youtube, Facebook…
Theo ông Nguyễn Văn Đát-Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện, đơn vị thường xuyên tham mưu UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành và UBND xã Yang Nam phối hợp triển khai giải pháp giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa-lịch sử. 
Nền nhà ông Nhạc thuộc Quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo đã được tôn tạo bằng đá ong. Ảnh: Ngọc Minh
Nền nhà ông Nhạc thuộc Quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo đã được tôn tạo bằng đá ong. Ảnh: Ngọc Minh
Còn Trưởng thôn Hlang Đinh Byêi thì chia sẻ: “Thời gian qua, các ngành, các cấp luôn quan tâm đầu tư để khu di tích ngày càng khang trang, bề thế. Trong các buổi họp làng, chúng tôi luôn tuyên truyền, nhắc nhở bà con chung tay bảo vệ khu di tích, đồng thời giáo dục truyền thống, lòng biết ơn, đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn và niềm tự hào dân tộc”.
Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết thêm: “Những năm tới, huyện tập trung đầu tư, khai thác khu di tích Nền nhà-Hồ nước-Kho tiền ông Nhạc trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách. Đồng thời, huyện phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh khảo sát, xây dựng, kết nối tuyến du lịch của huyện với các huyện, thị xã khu vực phía Đông tỉnh và huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.