Trưng bày cổ vật văn hóa Óc Eo ở bảo tàng Chăm phục vụ APEC

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

150 hiện vật gốc và ảnh tư liệu các cuộc khai quật ở An Giang là cổ vật văn hóa Óc Eo được mang đến Đà Nẵng trong dịp APEC 2017.

Cốc có chân (gốm - thế kỉ V-VII)
Cốc có chân (gốm - thế kỉ V-VII)



Tối 1-11, bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp với bảo tàng An Giang khai mạc trưng bày cổ vật văn hóa Óc Eo - bộ sưu tập của bảo tàng An Giang nhằm tăng cường phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách trong thời gian diễn ra APEC.

Trưng bày giới thiệu đến du khách hơn 150 hiện vật gốc và ảnh tư liệu các cuộc khai quật ở An Giang trong các đợt khảo cổ năm 1983-1985 đến những năm đầu thế kỉ 21.

Các hiện vật trưng bày này có nhiều chất liệu đa dạng, các hiện vật bao gồm đồ dùng trong sinh hoạt và sản xuất, đồ sử dụng trong thờ cúng, nghi lễ, đồ kim loại, đồ trang sức, một số hiện vật điêu khắc đá và đồ trang trí kiến trúc.

Bộ sưu tập thể hiện đặc trưng bản địa rõ nét cùng ảnh hưởng rất sớm của Bà la môn giáo, Phật giáo đến từ các trung tâm chính trị - văn hóa đương thời ở Nam Á và Đông Nam Á.

Di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xếp hạng là Di tích khảo cổ cấp quốc gia năm 2002 và Thủ tướng chính phủ cấp danh hiệu Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt từ năm 2012.

Trưng bày kéo dài đến hết ngày 1-2-2018 tại bảo tàng Chăm Đà Nẵng.


 

Khách mời tham quan khu trưng bày cổ vật tại bảo tàng Chăm
Khách mời tham quan khu trưng bày cổ vật tại bảo tàng Chăm
Ngói - đất nung (Thế kỉ V-VII)
Ngói - đất nung (Thế kỉ V-VII)
Phù điêu mặt hổ (đất nung - thế kỉ VII-VIII)
Phù điêu mặt hổ (đất nung - thế kỉ VII-VIII)
Đầu tượng (đất nung - thế kỉ VII-VIII)
Đầu tượng (đất nung - thế kỉ VII-VIII)
Vỏ sò - rìu đá (thế kỉ V-VII)
Vỏ sò - rìu đá (thế kỉ V-VII)
Nồi nấu kim loại (đất nung - thế kỉ VI-VII)
Nồi nấu kim loại (đất nung - thế kỉ VI-VII)
Mukhalinga (sa thạch - thế kỉ V-VII)
Mukhalinga (sa thạch - thế kỉ V-VII)

Đoàn Nhạn (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.