Xuất khẩu nông sản không thể mãi là 'đường mòn lối mở'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đây là vấn đề Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra tại Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 29.12.

Theo Bộ NN-PTNT, thống kê sơ bộ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt kết quả cao kỷ lục với 48,6 tỉ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Trong đó, nông sản chính 21,49 tỉ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỉ USD, tăng 20,7%; thủy sản trên 8,89 tỉ USD, tăng 5,6%; chăn nuôi 434 triệu USD, tăng 2,1%. 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo, cao su.


 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN


Thủ tướng đánh giá cao kết quả ngành nông nghiệp đạt được, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, thiên tai lũ lụt tại miền Trung, nhưng ngành vẫn tăng trưởng 2,85%, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng một số sản phẩm của ngành nông nghiệp chưa có thương hiệu, chưa xây dựng thương hiệu mang tính quốc tế. Bộ NN-PTNT tới đây phải triển khai bài bản, đồng bộ từ quy hoạch, dự báo thị trường, vùng nguyên liệu, ứng dụng KH-CN, nâng cao năng lực chế biến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, mẫu mã, bao bì, nhãn mác sau thu hoạch, giải pháp về thị trường, vốn cho người nông dân và doanh nghiệp… “Đây là những vấn đề rất cơ bản, cần lộ trình để giải quyết với sự chia sẻ, chung tay của các bên và sự hợp tác quốc tế. Không thể “đường mòn lối mở” mãi. Phải làm đến cùng, làm hết mình vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích chính đáng của chúng ta”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Liên quan tình trạng ùn tắc nông sản tại một số cửa khẩu, Thủ tướng lưu ý giải pháp lâu dài, căn cơ là phải thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch với các sản phẩm đủ tiêu chuẩn. Đề cập tới quan hệ thương mại VN - Trung Quốc, Thủ tướng cho biết đã nhiều lần đề nghị hai bên cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương hàng hóa qua biên giới, nhất là các loại nông, thủy sản, hoa quả mùa vụ của VN, góp phần thực hiện mục tiêu cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT triển khai các giải pháp cải thiện hoạt động thương mại với phía Trung Quốc, các tỉnh biên giới phải chủ động làm việc với các địa phương của Trung Quốc để có giải pháp phù hợp trong phòng chống dịch và xuất khẩu hàng hóa.

Theo T.Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.