Xuất hiện giống "vàng đen" mới, 3 năm cho quả, bán cả triệu 1 ký

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần đây tại Đắk Lắk xuất hiện một giống dổi mới (trồng lấy hạt dổi) rút ngắn thời gian ra quả, với nhiều đặc tính vượt trội. Được biết, giống dổi này do anh Hoàng Xuân Thanh phát triển thành công từ họ ngọc lan. Đây là thành quả sau 30 năm mày mò nghiên cứu các loại cây trồng của anh Thanh.
"Vàng đen" từ phòng thí nghiệm tại nhà 
Làm việc trong Ban Quản lý dự án điện nông thôn từ năm 1987, anh Hoàng Xuân Thanh (49 tuổi, xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chỉ là tay ngang trong lĩnh vực nghiên cứu thực vật. Nhưng với niềm đam mê tìm hiểu về giống cây trồng, anh Thanh đã chủ động kết nối với nhiều người làm công tác nghiên cứu, học hỏi nhiều năm và gây dựng một phòng thí nghiệm tại nhà.
Cây dổi xanh 7 năm tuổi trong khu vườn rộng 4.000 m2 của anh Thanh. Ảnh: PL
Cây dổi xanh 7 năm tuổi trong khu vườn rộng 4.000 m2 của anh Thanh. Ảnh: PL
Trong đó, cây dổi xanh là một giống dổi mới, được anh Thanh phát triển từ họ ngọc lan. Từ quá trình đột biến sinh học trong phòng thí nghiệm, anh Thanh đã tạo ra hai dòng cây với những tính trạng vượt trội. Sau đó anh đem ghép để tạo ra cây con với khả năng sinh tồn cao trong tự nhiên cũng như đảm bảo tỷ lệ ra quả.
Anh Thanh cho rằng, dòng của giống dổi mới có thể giữ được 700 năm mà không bị biến đổi gen. Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm cây trồng của anh Thanh, lấy tên là "Giổi xanh".
Quả Dổi xanh. Ảnh: PL
Quả Dổi xanh. Ảnh: PL
Anh Thanh bỏ gần 30 năm để mày mò, nghiên cứu với mong tạo ra những giống cây trồng cho quả tốt hơn, giảm thiểu sâu bệnh hại, lượng nước tưới. 
Riêng với dổi xanh, anh cho biết mình đã mang giống đi trồng thành công ở nhiều vùng khí hậu khác nhau như Bắc Giang, Hà Nội, Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Nông… nhưng cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Anh Thanh cho rằng với giống cây do mình nghiên cứu, cây trồng không quá phụ thuộc vào thổ nhưỡng, khí hậu. Ở các vùng đất cằn cỗi, chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ phân vi sinh hoặc hữu cơ, nước tưới cũng tiết kiệm hơn nhiều so với các cây trồng công nghiệp khác. Dổi xanh cho thu bói ở năm trồng thứ ba, giúp rút ngắn thời gian thu hoạch so với các giống dổi rừng, dổi ghép thông thường. 
"Đến năm thứ năm, một cây dổi xanh cho sản lượng đảm bảo không dưới 20kg một năm" – anh Thanh khẳng định.
Trước đây, dổi vốn được coi là "vàng đen" của vùng núi Tây Bắc, có nhiều ở Hòa Bình. Dổi được sử dụng làm gia vị và là một vị thuốc trong đông y, được thu mua với giá hàng triệu đồng mỗi ký hạt khô.
Dổi xanh trồng xen, thu nhập nhiều hơn cây chính
Để đưa dổi xanh đến gần hơn với nông dân, ngoài thời gian nghiên cứu, anh Thanh đã cất công đến nhiều nơi để thuyết phục người dân liên kết trồng giống cây được ví như "vàng đen" này.
"Với các HTX, tôi cung cấp phân bón, giống miễn phí và thu mua lại hạt khô trong vòng 20 năm. Còn đối với các hộ nông dân, tôi đang bán giống, phân bón, hướng dẫn cho họ quy trình chăm sóc và cam kết thu mua hạt trong vòng 20 năm. Mức giá tối thiểu mà tôi đảm bảo là 50.000 đồng/kg".
Anh Hoàng Xuân Thanh tại khu vườn ươm cây giống dổi xanh. Ảnh; PL
Anh Hoàng Xuân Thanh tại khu vườn ươm cây giống dổi xanh. Ảnh; PL
Tại huyện Cư Jút của tỉnh Đắk Nông, không ít vườn tiêu chỉ còn trơ trọi những trụ bê tông hay rơi vào cảnh "hái đến đâu, chặt đến đấy" vì cơn bão rớt giá. Nhiều nông dân đã sớm chọn hướng chuyển đổi sang cây ăn trái hoặc xen canh dược liệu.
Sớm nhận thấy sự bấp bênh của thị trường, ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Đắk Wil (huyện Cư Jut) đã chọn thay thế bằng cây dổi xanh và đàn hương. Hiện vườn cây mới đã bước vào năm thứ ba, đàn hương đã cho hái búp, còn cây dổi xanh bắt đầu ra quả vụ đầu. 
"Cây dổi xanh hiện đang lên tốt, năm nay cho thu hoạch. Trồng xen canh mấy giống này, tôi bớt công chăm sóc. Thu mỗi thứ một ít mình cũng an tâm hơn trước" - ông Sơn chia sẻ.
Chị Mai Thị Huế thử độ già của quả dổi xanh. Ảnh: PL
Chị Mai Thị Huế thử độ già của quả dổi xanh. Ảnh: PL
PV Báo Dân Việt đã tận mắt thấy 200 cây dổi xanh xen canh cà phê, tiêu của gia đình anh Trần Xuân Mậu, mỗi cây bước vào năm thứ năm đang phát triển xanh tốt trên vùng đất đồi tại xã Dray Sap, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Chị Mai Thị Huế, vợ anh Mậu tiết lộ: "Năm ngoái vườn dổi xanh cho thu 2 vụ vào tháng 4 và tháng 9, tất cả được 1 tạ hạt khô. Thương lái họ đến thu mua tận nhà, giá được hơn 1 triệu mỗi ký".
Đến thời điểm hiện tại, anh Hoàng Xuân Thanh đã liên kết và bán sản phẩm hạt dổi cho một số siêu thị và cửa hàng làm gia vị. Anh cho biết, hiện anh đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các hướng phát triển về dược liệu cho cây dổi xanh của mình.
Tôi đã xây dựng một quy trình chăm sóc hữu cơ cho cây dổi xanh. Hạt được chăm sóc đúng quy trình sau khi thu hái, sấy khô và đem kiểm định thì có lượng hoạt chất khá đồng đều. Hiện tôi đang tiếp tục gửi mẫu để kiểm ra nhằm phát hiện các hoạt chất hữu cơ khác có trong hạt dổi xanh.
Anh Hoàng Xuân Thanh
Theo Phạm Ly (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm