Xử lý vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng: Cần mạnh tay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ cuối năm 2011 đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý bảo vệ rừng, nổi bật là thành lập các đoàn công tác tiến hành tổng kiểm tra, đánh giá năng lực, quy hoạch phát triển các cơ sở chế biến gỗ gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Tiếp đến, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 3680/KH-UBND về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1685.

Theo đó, UBND tỉnh thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh thực hiện công việc tổng kiểm tra tình hình quản lý bảo vệ rừng tại các huyện: Đak Đoa, Chư Pưh, Chư Prông và Đức Cơ; các địa phương còn lại cũng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành của địa phương tổ chức kiểm tra, truy quét, xử lý các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng; kể cả những vụ vi phạm trước đây nhưng chưa phát hiện và xử lý.
 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát hiện 897 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tăng 211 vụ so với cùng kỳ năm trước. Cơ quan có thẩm quyền đã xử lý 778 vụ vi phạm, trong đó có 15 vụ khởi tố hình sự, số vụ còn lại xử lý hành chính, tổng số tiền phạt, bán tài sản nộp ngân sách trên 12,8 tỷ đồng.

Nhìn lại tổng số vụ vi phạm đã được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì có đến 765 vụ mua bán, cất giấu lâm sản trái phép. Phá rừng trái phép chiếm 50 vụ, trong đó nổi bật có vụ phá rừng quy mô 700 ha tại địa bàn xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng Ayun Pa. Vụ 700 ha đất có rừng biến thành đất nông nghiệp, được nông dân sử dụng để trồng mì, mía xuất phát từ việc giao khoán quản lý, bảo vệ rừng theo Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ. Điều đáng nói là quá trình tổ chức thực hiện Quyết định 178, đơn vị chủ rừng có thực hiện đề án giao khoán rừng, song đề án này chưa được UBND tỉnh phê duyệt nhưng chủ rừng vẫn tiến hành giao khoán rừng.

Việc giao khoán rừng bắt đầu từ năm 2004-thời điểm huyện Ia Pa vừa mới chia tách, song theo Phó chủ tịch UBND huyện Ia Pa-ông Hồ Văn Quang thì lãnh đạo huyện không nghe chủ rừng báo cáo việc giao khoán diện tích rừng trên. Vụ việc chỉ đến tai lãnh đạo huyện khi xảy ra tình trạng tranh chấp đất những năm gần đây. Biết được vụ việc này, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tiến hành điều tra và đã có báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý.

 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Khi các đoàn kiểm tra liên ngành kết thúc nhiệm vụ truy quét thì hoạt động mua bán, vận chuyển gỗ trái phép lại tái diễn, nhất là khu vực huyện Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông-đó là nhìn nhận của lãnh đạo Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh. Theo thông tin từ cơ quan này, người từ các địa phương khác tìm đến các địa phương trên hoạt động “ký sinh” vào chủ trương cho phép một số doanh nghiệp được nhập gỗ từ Campuchia để khai thác gỗ lậu bán cho họ. Nghiêm trọng hơn, một số doanh nghiệp đã tiếp tay cho hoạt động vi phạm trên bằng cách “biến” những đối tượng trên thành người của doanh nghiệp, rồi đưa sang Campuchia làm gỗ… lậu. Lúc cao điểm, số người tìm đến các địa phương trên lên đến 300 người nên rất khó quản lý. Làm rõ thêm tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ lậu diễn biến phức tạp như hiện nay, Đại tá Trần Đình Thu-Giám đốc Công an tỉnh cho rằng có nhiều nguyên nhân, song cơ bản là trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều lao động coi thu nhập chính từ khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái phép.

Trong khi đó, khung xử phạt vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng vẫn còn nhẹ, chưa đủ sức nặng để răn đe. Để giảm thiểu tình trạng xâm hại rừng trái phép một cách bền vững, ông Thu cho rằng bên cạnh tăng mức xử lý hành chính, cần tăng nặng các hình phạt phụ. Tiếp nữa là xác định rõ địa điểm, đối tượng đã-đang và sẽ vi phạm để đưa ra giải pháp xử lý tận gốc tình trạng xâm hại trái phép tài nguyên rừng.

Liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng thời gian qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đào Xuân Liên thẳng thắn chỉ ra hạn chế là các địa phương chưa làm quyết liệt việc thu hồi giấy phép kinh doanh cũ để cấp giấy phép kinh doanh mới cho các cơ sở chế biến gỗ; dẫn đến tình trạng doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh trên lĩnh vực này vẫn tiếp tục hoạt động. Cơ sở kinh doanh hàng mộc xuất hiện trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều, song việc kiểm tra nguồn gốc gỗ, hóa đơn chứng từ các cơ sở này hãy còn bỏ ngỏ. Danh sách đầu nậu gỗ đã có, nhưng xử lý chưa thật sự ổn. Hơn nữa, thực trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép hiện nay có một phần xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, sơ hở trong công tác quản lý; cụ thể là việc cấp giấy phép cho các cơ sở hoạt động chế biến gỗ ở làng thì lấy gỗ đâu để hoạt động.

Trên cơ sở nhìn nhận trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thời gian tới các sở, ngành liên quan và địa phương tập trung triển khai quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ; thu hồi giấy phép kinh doanh cũ để cấp giấy phép đăng ký kinh doanh mới gắn với kiểm tra hoạt động các cơ sở chế biến gỗ thuộc diện tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Xử lý nghiêm đầu nậu gỗ và phương tiện xe độ chế, công nông, xe hết niên hạn sử dụng. Soát xét lại các dự án nông-lâm nghiệp từ năm 2006 đến nay. Đất lâm nghiệp lấn chiếm không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giải quyết dứt điểm số gỗ tồn từ chuyển rừng nghèo sang trồng cao su vào cuối tháng 8-2012.

Văn Dũng-Nguyễn Diệp
 

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.