Ngăn chặn nản tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Xử lý hành vi tảo hôn: Răn đe trước mắt, tuyên truyền lâu dài

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hành vi tảo hôn bị phạt vi phạm hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Gia Lai, việc xử phạt hành chính về hành vi tảo hôn đã được các địa phương áp dụng nhưng hiệu quả mang lại chưa như mong đợi.

Những năm qua, Gia Lai rất quyết liệt trong công tác phòng-chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025”, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai cũng như phân bổ kinh phí.

Cùng với đó, thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 (Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS và miền núi) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, quyết định nhằm triển khai đồng bộ công tác này. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan cũng tích cực phối hợp trong chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Các thành viên Câu lạc bộ “Nữ thanh niên đặc thù làng Greo Pết” ở xã Dun (huyện Chư Sê) đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới từng gia đình, từng đoàn viên, hội viên về những hệ lụy của tảo hôn. Ảnh: Mai Ka

Các thành viên Câu lạc bộ “Nữ thanh niên đặc thù làng Greo Pết” ở xã Dun (huyện Chư Sê) đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới từng gia đình, từng đoàn viên, hội viên về những hệ lụy của tảo hôn. Ảnh: Mai Ka

Một trong những giải pháp được đưa ra nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Theo Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt tiền 1-3 triệu đồng; hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.

Ngoài ra, hành vi tổ chức tảo hôn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể, người nào tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

Theo đánh giá của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, qua giám sát “Việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai” cho thấy, công tác xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình của các địa phương được thực hiện theo quy định. Một số huyện rất kiên quyết trong công tác này như: Đak Pơ (xử phạt 31 trường hợp), Kông Chro (18 trường hợp), Chư Prông (14 trường hợp), Đak Đoa (5 trường hợp)…

Tuy nhiên, các địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao vẫn đang gặp khó trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tảo hôn hoặc khó xử phạt rốt ráo. Ông Lương Văn Hiếu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) cho hay: Từ trước đến nay, UBND xã đã ra quyết định xử phạt 7 trường hợp tảo hôn nhưng chỉ có 1 trường hợp chấp hành do được người thân, họ hàng có hiểu biết về pháp luật phối hợp vận động. Số còn lại bỏ lên rẫy ở chứ quyết không nộp phạt. Với những trường hợp này, cán bộ xã đành… cho qua bởi rất khó xử lý quyết liệt.

Trong khi đó, ông Lê Văn Quang-Chủ tịch UBND xã Đak Rong (huyện Kbang) thì thông tin: Trong 3 năm gần đây, UBND xã đã ra quyết định xử phạt 4 trường hợp tảo hôn. Nhờ cán bộ xã có giải pháp mềm dẻo, trước khi xử phạt đều đến nhà tuyên truyền, làm công tác tư tưởng trước nên đa số trường hợp bị xử phạt đều chấp hành nộp phạt.

“Tuy nhiên, với những cặp tảo hôn này, xã rất khó yêu cầu chấm dứt quan hệ vợ chồng vì người dân hay tự ái, dễ nghĩ quẩn. Do đó, việc xử phạt có tính chất răn đe những trường hợp chưa vi phạm là chủ yếu”-Chủ tịch UBND xã Đak Rong nêu thực trạng.

Đây cũng là cái khó chung của một số địa phương trong tỉnh. Theo ghi nhận của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, công tác xử lý vi phạm đối với các trường hợp tảo hôn và tổ chức tảo hôn chưa được thực hiện nghiêm. Tình trạng xử lý vi phạm về hôn nhân và gia đình còn chưa kiên quyết do có yếu tố tình cảm, tâm lý nể nang. Việc xử lý vi phạm hành chính về tảo hôn còn gặp khó khăn do các gia đình cho con tảo hôn phần lớn là hộ nghèo, không có khả năng nộp phạt.

Cán bộ dân số xã Ia Broăi tuyên truyền cho người dân về hệ lụy của tảo hôn và kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: Như Loan

Cán bộ dân số xã Ia Broăi tuyên truyền cho người dân về hệ lụy của tảo hôn và kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: Như Loan

Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên xem việc xử lý vi phạm hành chính là giải pháp răn đe trước mắt. Về lâu dài, hệ thống chính trị cơ sở cần phối hợp tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức và chủ động thay đổi hành vi. Một khi hiểu rõ hệ lụy của tảo hôn, bản thân các bạn trẻ sẽ biết cần lựa chọn những gì.

Thêm vào đó, một số giải pháp khác cũng được đề xuất, đó là xây dựng và đưa các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình vào hương ước, quy ước của làng xã, coi đây là tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa hàng năm. Việc xử phạt hành chính nên kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước.

Mặt khác, công tác kiểm tra, đánh giá, xử lý vi phạm cần đi đôi với thi đua khen thưởng, nhân rộng các gương điển hình, mô hình hay trong tuyên truyền, vận động, thực hiện tốt công tác phòng-chống tảo hôn.

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tái chế của mình trước Ban Giám khảo cuộc thi

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường giành giải nhất hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường” thị xã An Khê

(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.

Yêu thương người già

Yêu thương người già

(GLO)- Vạn vật đều thay đổi theo thời gian. Người ta sinh ra, lớn lên rồi già đi là quy luật tất yếu. Nhưng tuổi già cùng với sự suy giảm về sức khỏe không khỏi khiến người ta lo lắng.