Xót xa cánh rừng ở Gia Lai bị phá trắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
641 thân gỗ đường kính từ 8-30cm bị cưa hạ ở cánh rừng thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H'de.
Ngổn ngang thân gỗ lớn nhỏ tại hiện trường

Ngổn ngang thân gỗ lớn nhỏ tại hiện trường

Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro, Gia Lai cho biết, đang củng cố hồ sơ , điều tra, xử lý vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra ở xã Sró, thuộc tiểu khu 793 (lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de).

Để tới hiện trường, nhóm phóng viên phải đi xe máy hơn 10 cây số từ UBND xã Sró, huyện Kông Chro. Sau khi vượt qua hai con suối lớn, nhóm phóng viên tiếp cận hiện trường, chứng kiến cả một cánh rừng bị khoét một mảng lớn. Tại đây, la liệt thân gỗ bị cưa hạ thành nhiều phần trên một diện tích lớn.

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro, vụ phá rừng xảy ra vào ngày 6/9 khi trên địa bàn đang có mưa lớn, nước sông dâng cao, khó khăn cho việc tuần tra, kiểm tra. Các đối tượng lợi dụng thời tiết này để vào chặt, hạ hàng hoạt cây gỗ như: căm xe, bằng lăng, bình linh… với đường kính gốc từ 8-30cm. Theo thống kê ban đầu, tổng số cây bị chặt hạ tại hiện trường hơn 641 cây lớn nhỏ.

Liên quan tới vụ phá rừng này, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã có văn bản giao các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Hiện trường vụ phá rừng:

Cả một vạt rừng lớn bị phá trắng.
Cả một vạt rừng lớn bị phá trắng.

Cả một vạt rừng lớn bị phá trắng.

Các thân gỗ từ to tới nhỏ đều bị cưa, chặt hạ không thương tiếc.
Các thân gỗ từ to tới nhỏ đều bị cưa, chặt hạ không thương tiếc.

Các thân gỗ từ to tới nhỏ đều bị cưa, chặt hạ không thương tiếc.


Hàng loạt thân gỗ bằng lăng (nhóm III) bị cưa hạ ngổn ngang.

Hàng loạt thân gỗ bằng lăng (nhóm III) bị cưa hạ ngổn ngang.

Thân gỗ lớn bị cưa làm nhiều phần tại khoảnh rừng.
Thân gỗ lớn bị cưa làm nhiều phần tại khoảnh rừng.

Thân gỗ lớn bị cưa làm nhiều phần tại khoảnh rừng.

Cánh rừng bị khoét một mảng lớn.
Cánh rừng bị khoét một mảng lớn.

Cánh rừng bị khoét một mảng lớn.

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.