Xóa 'vùng cấm' trong thể thao Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng loạt sự cố, sự vụ rắc rối liên tiếp xảy ra ở các đội tuyển thể thao đỉnh cao đã tác động tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của thể thao Việt Nam.

Khi chạm đến “vùng cấm” - tức những vấn đề nhạy cảm trong nội bộ các đội tuyển, ở các bộ môn đã tồn tại từ rất lâu - hàng loạt sự thật được phơi bày khiến thể thao nước nhà trở nên “chênh vênh” trên con đường phát triển với tầm nhìn hướng ra châu lục.

Hàng loạt sự cố, sự vụ rắc rối liên tiếp xảy ra ở các đội tuyển thể thao đỉnh cao đã tác động tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của thể thao Việt Nam. Khi chạm đến “vùng cấm” - tức những vấn đề nhạy cảm trong nội bộ các đội tuyển, ở các bộ môn đã tồn tại từ rất lâu - hàng loạt sự thật được phơi bày khiến thể thao nước nhà trở nên “chênh vênh” trên con đường phát triển với tầm nhìn hướng ra châu lục.

Chúng ta không thể cứ nói đến giấc mơ Olympic, World Cup, vươn tầm châu Á, thế giới trong khi VĐV ăn không đủ chất, thu nhập từ thành tích không đủ sống, HLV vừa lo chuyên môn vừa phải tìm đủ cách để “tạo nguồn” theo cái cách mà bất kỳ người làm chuyên môn nào cũng nên cảm thấy hổ thẹn khi lấy đi một phần quyền lợi cơ bản của các học trò dưới tay mình.

Đây là những chuyện trên đội tuyển, vậy còn dưới cơ sở, các địa phương thì sao? Cả trò lẫn thầy đều không có sự đủ đầy để chuyên tâm tập luyện thì chúng ta vươn tầm kiểu gì?

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 của Bộ VH-TT-DL, Thủ tướng đã có chỉ đạo và ở Hội nghị định hướng phát triển thể thao Việt Nam tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL cũng nhắc nhở ngành thể thao tập trung vào việc đổi mới công tác quản lý và đầu tư trọng tâm cho thể thao thành tích cao.

Cần phải nhìn nhận một thực tế, chúng ta là một nền thể thao trung bình so với thế giới, muốn phát triển cần phải có trọng tâm về mặt chiến lược đầu tư. Càng phân mảnh, không chỉ lãng phí nguồn lực vốn hạn hẹp mà còn khiến cho công tác giám sát, quản lý trở nên khó khăn, vô tình tạo ra những “vùng cấm”, nhất là ở cơ sở, bộ môn.

Như trường hợp đang gây xôn xao dư luận của nữ VĐV thể dục dụng cụ Phạm Như Phương. Không chỉ là chuyện “cắt xén” tiền thưởng để tạo quỹ hoạt động mà phía sau đó còn có những vấn đề nghiêm trọng hơn như cố ý báo cáo sai chế độ tập luyện để hưởng tiền ngân sách, có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong quản lý VĐV, thậm chí không loại trừ nhận tiền để “bảo kê” cho VĐV hay “mua suất” lên tuyển để hưởng đặc quyền… Đáng buồn hơn, chuyện ở bóng bàn, thể dục dụng cụ hoàn toàn có thể có ở tất cả các môn, ở các đội tuyển, từ trung ương đến địa phương.

Lâu nay cứ nói đến lực cản khiến thể thao Việt Nam không duy trì được tốc độ vươn tầm, giới làm thể thao vẫn lấy lý do “thiếu nguồn tài chính” nhưng chưa thấy ai đặt vấn đề: Tại sao nền thể thao đứng đầu SEA Games 2 kỳ liên tiếp, có HCV Olympic, Asiad và nhiều nhà vô địch thế giới nhưng lại không thể “tự tạo nguồn” hoặc chuyển đổi sang chế độ nhà nghề, chuyên nghiệp để hình thành cái gọi là “kinh tế thể thao”?

Nhà nước chỉ đầu tư nguồn cơ bản, bảo đảm “không thiếu” tài chính cho tập luyện và cơ sở vật chất nhưng phát triển ra sao, ở tốc độ nào để sánh ngang bạn bè năm châu thì đó là trách nhiệm của cả hệ thống ngành thể thao. Không thể xây các công trình hoành tráng nếu không có con người đủ tốt để tiếp nhận, quản lý và vận hành khi mà những vấn đề nhức nhối quanh các khâu “nhỏ” như khẩu phần ăn, tiền thưởng vẫn đang diễn ra với những “vùng cấm” mà hệ thống giám sát của ngành không... với tới.

Thể thao Việt Nam đang đối diện với một thách thức rất lớn, cả trong lẫn ngoài. Chúng ta đang lộ dấu hiệu hụt hơi trong nỗ lực vươn tầm châu lục, và tiếc thay, một trong những lý do dẫn đến sự hụt hơi đó lại đến từ cách tư duy nhỏ hẹp trong việc quản lý và huấn luyện VĐV.

Điều này đã đặt những nhà quản lý ngành thể dục thể thao, giới chức quản lý ngành VH-TT-DL vào tình thế bắt buộc phải hành động, phải quyết tâm phá bỏ những “vùng cấm”, phá bỏ những rào cản gây bức xúc… để tạo dựng nên một môi trường thể thao thực sự lành mạnh, không tiêu cực và không điều tiếng xấu.

Không thể chậm trễ hơn, và không thể có cách nào khác, ngành thể dục thể thao cần thiết phải có cách thức giám sát, chế tài, kỷ luật nghiêm khắc để gìn giữ “ngôi nhà thể thao” không đánh mất đi niềm tin của những người đang kỳ vọng vào một tương lai đẹp đẽ hơn ở phía trước.

Có thể bạn quan tâm

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.