Xác minh clip bảo mẫu khống chế, bịt mũi, banh miệng học sinh để đút cơm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lực lượng chức năng phường Đình Bảng (TP.Từ Sơn, Bắc Ninh) đang tiến hành làm rõ vụ hai bảo mẫu tại trung tâm chăm sóc trẻ có hành vi đè, bịt mũi, banh miệng một học sinh ra sàn để đút cơm.
Xác minh clip bảo mẫu khống chế, bịt mũi, banh miệng học sinh để đút cơm ảnh 1

Hai bảo mẫu đè em nhỏ ra đất để cho ăn. Ảnh: Cắt từ clip

Tối 14.3, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo UBND phường Đình Bảng (TP Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết, chính quyền phường đã xem đoạn clip trên mạng xã hội vào hôm qua (13.3) và đang xác minh.

"Chúng tôi đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan làm rõ vụ việc và sẽ có báo cáo cụ thể" - vị lãnh đạo nói.

Trước đó, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh hai bảo mẫu đè một em học sinh nhỏ ra đất để ép ăn cơm, gây xôn xao dư luận.

Nội dung đoạn clip ghi lại cảnh một người bảo mẫu dùng tay bịt mũi, banh miệng, bảo mẫu còn lại ngồi lên người và dùng thìa đút cơm vào miệng em nhỏ.

Mặc kệ em giãy giụa kêu khóc, phun cơm ra ngoài, hai bảo mẫu vẫn liên tục đút cơm rồi lấy thìa che miệng để buộc học sinh phải nuốt.

Đoạn clip sau khi được chia sẻ đã gây xôn xao cộng đồng mạng, đa số bình luận đều lên án gay gắt hành động của hai bảo mẫu này.

Link bài gốc: https://laodong.vn/xa-hoi/xac-minh-clip-bao-mau-khong-che-bit-mui-banh-mieng-hoc-sinh-de-dut-com-1157729.ldo

Có thể bạn quan tâm

Còn đó nỗi lo bánh kẹo kém chất lượng

Còn đó nỗi lo bánh kẹo kém chất lượng

(GLO)- Nhà chị bạn tôi ở xã Ia Vê (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai). Chị kể, mỗi lần các con thích ăn bánh kẹo, chị thường đưa tới cửa hàng tạp hóa để chọn mua. Dù hầu hết các cửa hàng đều bán bánh kẹo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng nhưng chị vẫn lấn cấn chuyện hàng giả, hàng kém chất lượng. Mục đích đi mua hàng cùng con là để tránh các loại bánh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng; đồng thời hướng dẫn cho con cách nhận biết, lựa chọn hàng hóa.

Chuyện “nhóm họ” ở Phú Thiện

Chuyện “nhóm họ” ở Phú Thiện

(GLO)- Cưới xin là việc trọng đời người. Vì là lễ trọng nên gia chủ thường lo liệu chu toàn, không chỉ mong cho đôi trẻ hạnh phúc mà còn là dịp bày tỏ mối thịnh tình với họ hàng, láng giềng, bạn bè quyến thuộc gần xa.

Sức mạnh của lòng bao dung và vị tha

Sức mạnh của lòng bao dung và vị tha

Thỉnh thoảng, ở trong nhà hay đi ra ngoài, bạn sẽ được nghe những câu nói quen thuộc: "Anh rửa bát hộ em!", "Anh cắm cơm hộ em!", "Anh đón con hộ em!"… Cái chữ "hộ em" (hay theo phương ngữ trong Nam là "giùm em") vô cùng phổ biến và thường được phát ra một cách vô thức ấy, đôi khi được cho là biểu hiện ngầm của sự mất bình đẳng giới.
Yêu thú cưng cũng cần lý trí

Yêu thú cưng cũng cần lý trí

(GLO)- Là một người sống nặng tình cảm nên khi 2 đứa con trai đều đi du học xa, cộng thêm áp lực công việc, cô giáo thời đại học của tôi thường ủ rũ, buồn bã, thậm chí có thời gian bị trầm cảm. Thế rồi, cô nuôi 2 con mèo. Mỗi ngày sau khi trở về nhà, thay vì không khí ảm đạm như trước, cô cảm thấy tinh thần phấn chấn, vui vẻ hơn khi có 2 con mèo quấn quýt, chơi đùa. Cô cũng trở nên bận rộn hơn khi phải chăm sóc từ bữa ăn đến sức khỏe của chúng.
Hạnh phúc giản đơn

Hạnh phúc giản đơn

(GLO)- Có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng, chính mình đang tự làm cuộc sống của bản thân trở nên phức tạp, rối ren, áp lực, mệt mỏi? Bằng cách là chúng ta đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu hoặc những mục tiêu vượt quá khả năng của mình; hoặc quá kỳ vọng vào bản thân, vào con cái, vào vô số những điều viển vông khác.
Một nửa thế giới

Một nửa thế giới

(GLO)- Người ta vẫn thường nói: Không có người phụ nữ xấu, chỉ có những phụ nữ không biết làm đẹp. Người phụ nữ có thể làm cho mình đẹp hơn nhiều nhờ vào cách trang điểm, ăn mặc và hơn cả là vẻ đẹp đến từ tâm hồn, trí tuệ. Khi khen một người phụ nữ, từ xa xưa, ông bà ta hay dùng cụm từ “đẹp người đẹp nết” hay câu thành ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

Hãy yêu thương phụ nữ nhiều hơn

Hãy yêu thương phụ nữ nhiều hơn

(GLO)- Mặc dù tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đang dần được xóa bỏ, thay vào đó là bình đẳng giới, phụ nữ được quyền lao động, được thể hiện bản thân và cống hiến cho xã hội nhưng đâu đó vẫn còn những câu chuyện khiến chúng ta động lòng trắc ẩn.

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

(GLO)- Năm 2022, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bố trí 292 triệu đồng để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2025” theo quyết định 498/QĐ-TTg, ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 498).
Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

(GLO)- Chiều 21-2, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I (2021-2025). Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

(GLO)- Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ là 1 trong gần 20 chương trình tín dụng do Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Kbang thực hiện. Chương trình đã giúp người có thu nhập thấp ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

(GLO)- Cô gái nằm cùng phòng với em gái tôi ở khoa sản bệnh viện tầm 28 tuổi. Nghe cô ấy than vãn đau vì phải dùng máy hút sữa, tôi an ủi: “Cố lên em. Mai mốt con khỏe về bú trực tiếp thì không bị đau nữa”. Cô gái liền trả lời: “Em không cho con em bú trực tiếp đâu, sợ nó bám mẹ. Về nhà, em cũng sẽ cho ngủ riêng. Em còn phải đi làm nữa, con bám làm sao mà đi được. Con của chị bạn em, chị ấy cho bú trực tiếp đến 24 tháng. Bây giờ đi đâu, con bé cũng nhõng nhẽo, nước mắt lưng tròng đòi theo”.
Nay Kai-Hòa giải viên “hai giỏi”

Nay Kai-Hòa giải viên “hai giỏi”

(GLO)- Đã bước sang tuổi 67 nhưng ông Nay Kai (buôn Hiao, xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa) vẫn rất nhiệt tình với công tác xã hội. Không chỉ là hòa giải viên công tâm, ông còn là gương sáng trong phát triển kinh tế và nuôi dạy con cháu.

Không nên tạo áp lực cho con trẻ

Không nên tạo áp lực cho con trẻ

(GLO)- Gần 7 tháng nữa, thế hệ “gà vàng”-trẻ sinh năm 2017 mới chính thức bước vào lớp 1. Thế nhưng hiện nay, nhiều phụ huynh đã sốt sắng tìm nơi luyện đọc, viết, tính toán cho con và chạy đua với lịch trình đưa đón con trẻ mỗi ngày.