Xả đập thủy điện bất ngờ, hàng trăm hecta hoa màu bị nhấn chìm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng trăm ha hoa màu của người dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã chìm trong biển nước khi Ban quản lý Nhà máy thủy điện Đa Nhim xả nước với lưu lượng lớn trong đêm.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, những ngày qua trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có mưa lớn, nước đầu nguồn đổ về nhiều, Ban quản lý Nhà máy thủy điện Đa Nhim tăng lượng xả lũ làm hơn 100ha rau của huyện Đơn Dương bị ngập chìm trong nước.
Ghi nhận của PV sáng ngày 30.12 tại các xã Lạc Lâm, Lạc Xuân, thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Đơn Dương) đã có nhiều vườn hoa màu của người dân bị ngập nước. Điều đáng nói, do lượng nước xả lũ tăng nhanh, người dân trở tay không kịp khiến nhiều diện tích đang trong giai đoạn thu hoạch bị mất trắng.
 
 Nhiều diện tích trồng rau của người dân huyện Đơn Dương bị ngập do xả lũ, gây thiệt hại nặng. Ảnh: Văn Long.
Đưa tay chỉ gần 3h cà tím, đậu que, cải thảo của gia đình mình bên kia sông, ông Lộc Chạch Sánh (thôn Lạc Xuân 2, xã Lạc Xuân) buồn rầu nói: “Mặc dù chúng tôi đã nhận được thông báo xả lũ, tuy nhiên từ 14h đến 22h đêm ngày 29.12 họ xả với lưu lượng quá lớn nên chúng tôi không kịp xử lý, nhiều diện tích nông sản trồng vụ tết bị cuốn trôi. Nếu Ban quản lý nhà máy thủy điện thông báo xả lũ thì cần có con số cụ thể để chúng tôi tính toán thu hoạch nông sản”.
 
Người dân chỉ biết đứng nhìn những vườn rau của mình bị nước sông cuốn trôi. Ảnh: Văn Long.
Đại diện Phòng NNPTNT huyện Lạc Dương cho biết, cứ 3 tiếng là đơn vị nhận được số liệu xả nước của Ban quản lý đập thủy điện Đa Nhim một lần. Cụ thể, từ 14h ngày 29.11 mức xả là 25m3/giây, tuy nhiên đến khoảng 21h45 cùng ngày thì đã xả lên đến 350m3/giây. Kể từ thời gian đó đến 8h15 sáng ngày 30.12 mới giảm xuống còn 300m3/giây.
 
Người dân địa phương cho biết do Ban quản lý Nhà máy thủy điện Đa Nhim đã xả lũ với lưu lượng quá lớn nên họ không kịp trở tay. Ảnh: Văn Long.
Ông Sang Thuận (thôn Diom B, xã Lạc Xuân) cũng bức xúc chia sẻ: “Tại sao các đơn vị quản lý không xả nước một cách điều tiết, mà xả quá nhanh, quá nhiều khiến thiệt hại của người dân rất lớn. Xảy ra lũ, ngập nước thiệt hại thì không ai đền bù cho người dân. Vì vậy yêu cầu các cấp có thẩm quyền thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, xả nước từng bước một, đợi đến khi “nước tới chân mới xả” thì thiệt hại của người dân là rất lớn”.
 
Người dân khiêng máy bơm về sửa do nước lũ làm hỏng. Ảnh: Văn Long.
Ông Dương Đức Đại – Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương cho biết, hiện tại có trên 100ha rau xanh các loại của người dân bị ngập (chưa thống kê được thiệt hại). Đặc biệt lực lượng cứu hộ cứu nạn của huyện đã giải cứu được 6 người dân bị cô lập giữa dòng nước vào rạng sáng ngày 30.12.
Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null