Vườn giữa phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi phải vòng xe máy rẽ ngược lại khi nhìn thấy cánh cổng trắng với hàng ngàn bông hồng đang đua sắc giữa nắng xuân ở một ngôi biệt thự nằm ẩn mình trong hõm sâu của phố.
Phố của tôi rộng dài thế nhưng rồi cũng hẹp dần lại vì người ngày càng đông và trẻ con thì lớn lên mỗi ngày. Từng khuôn đất dành cho cây và hoa càng ngày càng hẹp lại.
Phố quen với chen lấn chật chội nên cây cỏ cũng phải mọc, phải trồng theo quy hoạch. Mà nếu không theo khuôn khổ quy hoạch ấy thì có khi chúng chẳng còn chỗ đâu mà sống, hạt mầm làm sao bật nảy trên đường nhựa hay sỏi đá bê tông.
Có lẽ phần lớn thời gian lớn lên ở quê nên tôi vẫn ước mình có một mảnh vườn trong phố. Ngặt nỗi đất chật người đông, đến ở còn phải chen chúc thì lấy đâu ra chỗ cho vườn tược và cây trái. Vậy là tôi chọn một khuôn đất ở ngoại ô để thỏa mãn sở thích của mình. Tôi cặm cụi thiết kế để vừa đủ dôi ra một khoảng sân trước, sân sau be bé rồi mừng khấp khởi. Tôi rải những hạt mồng tơi tím biếc. Sau nửa tháng, những lá mập ú dày dặn tươi mơn mởn vươn lên rồi quấn vào những chiếc cọc tre vững chãi. Mỗi buổi trưa tôi lại ra đó, nhìn những lá mồng tơi lấp lánh dưới nắng, vấn vít với cọc tre mà thấy sảng khoái trong lòng. Giàn cây mướt mát nhờ gia chủ chăm tưới làm ngôi nhà bớt đi vẻ thô kệch, nóng bức. Dưới giàn mồng tơi ấy, tôi trồng bao nhiêu loại rau và cây gia vị, nào riềng, sả, nghệ, ngải cứu, tía tô, hành, tỏi, diếp cá…, mỗi cây chia nhau một xíu đất tí hin và ánh mặt trời lỗ chỗ lọt xuống để quang hợp, lớn lên. Mỗi sớm mai, lẫn trong sương đêm tinh khiết của Phố núi là hương thơm của thảo mộc, của đám cây mà tôi chăm sóc. Mỗi cây một vị, nó ùa xộc vào nhà khi tôi mở toang cửa. Sau một giấc ngủ say nồng, tôi như được tiếp thêm nguồn năng lượng từ sự thanh khiết.
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Phía trước nhà, khoảng sân đầy nắng sớm tôi trồng những bụi hồng gai đủ màu sắc. Tôi yêu hoa hồng vì nó vừa đẹp lại vừa thơm. Miền nhiệt đới nhiều nắng nên hồng ít bệnh mà nở bông bền. Hồng cũng dễ chăm sóc. Chỉ cần bón lót kỹ, chăm tưới, đủ nắng là tự dưng đất cũng bật cười qua những đóa hoa. Công việc làm vườn chỉ cần sự chăm chỉ, cần mẫn, nhìn vào cây, hiểu rằng cây nó đang muốn gì. Thế là đủ…
Tôi từng đọc một cuốn sách nổi tiếng về nông nghiệp, đó là “Cuộc cách mạng một cọng rơm” của Masanobu Fukuoka. Tác giả cho rằng, đỉnh cao của nền nông nghiệp là con người ta làm mà không làm gì cả, khi làm nông là khi anh đạt đến đỉnh cao của thiền. “Mục đích tối thượng của làm nông không phải là trồng cây, mà là sự tu dưỡng và rèn luyện con người”. Có lẽ vì tác giả đã dành cả đời cho đất đai cây cỏ nên thấu hiểu thiên nhiên. Còn tôi, đơn giản chỉ là dạo chơi trong mảnh vườn bé nhỏ của mình khi trồng những chậu hoa bé xíu. Nhưng tôi yêu cây. Có một bông hoa nở sau chuỗi ngày trông ngóng là tôi nâng niu, xuýt xoa, hít ngửi, chụp ảnh, khoe khoang. Dường như tình yêu ấy vẫn còn mang sắc màu của tuổi trẻ, nó chưa đủ chín, đủ sâu như những triết gia cặm cụi làm vườn…
Mỗi lần bực dọc, tôi lại lúi húi ra vườn, nâng cánh hoa bé nhỏ, ngắm đàn kiến cần mẫn đi rột roạt trên đám lá non. Cây không biết nói, nhưng cây biết làm dịu đi những muộn phiền khi ta nhìn vào chúng. Như nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng viết: “Vườn em là nơi đọng gió trời xa…”.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.