(GLO)- "Chỉn chu trong từng chi tiết nhỏ nhất chính là cách mà một người làm nội dung tôn trọng khán giả cũng như bản thân". Cùng lắng nghe những chia sẻ của cặp đôi sáng tạo nội dung-anh Phạm Quý và chị Huyền Tỷ. Tất cả có trong Podcast Chuyện Người Gia Lai số 18.
(GLO)- Thông tin đối ngoại là một trong những công cụ quan trọng để quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai với bạn bè trong nước và quốc tế. Những năm qua, tỉnh đã tích cực, chủ động đổi mới nội dung, hình thức thông tin đối ngoại theo hướng phong phú, toàn diện nhằm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giới thiệu những chủ trương, chính sách, tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm mời gọi nhà đầu tư, du khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm, hợp tác đầu tư.
Nhiều chuyên gia du lịch nhận định, Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, Ninh Thuận), nơi giáp ranh cao nguyên Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi nên khí hậu trong mát quanh năm, sương mù bao phủ...
Huyện Ninh Sơn và Bác Ái của tỉnh Ninh Thuận là cửa ngõ giao thông quan trọng với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Đây cũng là xứ sở của các hồ, đập chứa nước khổng lồ nằm trên núi rừng Bác Ái.
Trong những ngày đi qua vùng đất “anh hùng sử ca“, chúng tôi bắt gặp hình ảnh gia đình các em học sinh người Raglai đang chuẩn bị cho con em mình vào năm học mới 2021 - 2022. Và trong năm học này, sẽ có bộ sách giáo khoa mới bằng tiếng mẹ đẻ...
Trong chuyến hành trình, xuyên qua vùng đất “anh hùng sử ca“, chúng tôi tìm đến ngôi nhà sàn của Nghệ nhân Chamaléa Âu (SN 1955, dân tộc Raglai) ở xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận).
Chọn khu vực đồi núi hiểm trở và con đường độc đạo, Anh hùng Pinăng Tắc đã bố trí hệ thống gồm 17 bẫy đá. Mỗi bẫy chứa hàng chục tấn đá nằm trên đỉnh cao núi cao và sẵn sàng đổ xuống đầu quân địch… Cùng với địa đạo Củ Chi (TP.HCM), bẫy đá Pinăng Tắc đi vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại.
(GLO)- Di dân xây dựng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, người dân xã Hòa Phú (huyện Chư Pah, Gia Lai) đã khoác lên vùng đất này chiếc áo mới. Dấu tích của một thời bom cày đạn xới đã vùi trong lòng đất để ngàn cây lên xanh, mang lại cuộc sống sung túc.
(GLO)- “Xã Kon Pne (huyện Kbang, Gia Lai) có 258 hộ, 1.200 khẩu; tổng tài sản gồm 168 con bò, 65 con trâu, 60 con dê. Tất cả chỉ phục vụ cho việc cúng Yàng. Ngoài lúa rẫy, bà con không biết đến một thứ cây hàng hóa nào khác. 100% dân số của xã đều thuộc diện đói nghèo…“. Đó là những dòng ghi chép vắn tắt trong chuyến công tác của tôi đến vùng đất này 24 năm về trước. Tất nhiên bây giờ thì Kon Pne đã khác rất xa. Tôi chỉ kịp chọn đôi điều để nói về mảnh đất này trong chuyến trở về ngắn ngủi…
Từ số báo hôm nay, Báo SGGP trân trọng gửi đến bạn đọc loạt ký sự “Trường Sơn - 10 năm trở lại“, nhân kỷ niệm 60 năm mở đường Trường Sơn huyền thoại (19-5-1959 - 19-5-2019).
Từ TP.Hà Giang ngược đường 4C lên cao nguyên đá Đồng Văn, đến bản Tráng Kìm (Quyết Tiến, H.Quản Bạ) sẽ thấy ngay dãy núi sừng sững cao nhất giữa trùng điệp núi nhọn hoắt lô xô.
Người Đà Lạt sinh trước năm 1975 và sống gắn bó ở vùng đất này ắt hẳn không lạ lẫm với cái tên “trại gái C5“. Cái tên C5 đến giờ vẫn còn phổ biến nhưng từ “trại gái“ đi liền phía trước hiện rất ít khi được nhắc đến.
(GLO)- Ở xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) có 129 cụ già sống đến độ tuổi trường thọ (từ 80 tuổi trở lên). Những người tuổi từ 60 đến 80 của xã cũng chiếm tới vài trăm. Các cụ già đều sống rất khỏe mạnh, minh mẫn dù họ cho biết, không có bí quyết gì ngoài lối sống thanh đạm và điều độ.
(GLO)- Khi viết ra những dòng này là lúc tôi đang lang thang trên một cung đường mới. Nhưng tiềm thức vẫn còn “lạc“ ở ghềnh thác ở Đak Rong, về những ngôi làng Bahnar dưới tán rừng già. Chúng tôi chỉ là những kẻ đi rong qua nhiều vùng đất tươi đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ này, nhưng một khi đã biết về Đak Rong, vùng đất này sẽ “đóng đinh“ trong ký ức bạn bởi những điều tuyệt diệu nhìn thấy.