Vụ sạt lở, vùi lấp ở Đà Lạt: Hỗ trợ gia đình nạn nhân hơn 200 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 30-6, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, sau khi xảy ra sự việc sạt lở làm 2 người tử vong, các đơn vị, ban ngành, người dân bước đầu đã hỗ trợ gia đình nạn nhân hơn 200 triệu đồng.

Cụ thể, UBND TP Đà Lạt hỗ trợ 36 triệu đồng, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ 30 triệu đồng, Ban Chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ 20 triệu đồng, Hội Chữ thập đỏ Lâm Đồng hỗ trợ 3 triệu đồng, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Lạt hỗ trợ 10 triệu đồng, UBND phường 10 hỗ trợ 17 triệu đồng, Tổ dân phố Hoàng Hoa Thám hỗ trợ 10 triệu đồng, chủ nhà và đơn vị thi công hỗ trợ 85 triệu đồng (tổng cộng 209 triệu đồng).

Hiện trường vụ sạt lở

Hiện trường vụ sạt lở

Ngoài ra, qua vận động nguồn xã hội, TP Đà Lạt cũng đã trao tổng cộng 19,8 triệu đồng cho 3 trường hợp bị thương nhẹ trong vụ sạt lở.

Trước đó, Báo SGGP phản ánh, khoảng 3 giờ ngày 29-6, bờ taluy có chiều cao khoảng 30 mét, dài khoảng 20 mét tại đường hẻm Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP Đà Lạt bất ngờ đổ sập xuống phía dưới, vùi lấp một số công trình.

Đại diện lãnh đạo UBND TP Đà Lạt thăm hỏi người bị thương trong vụ sạt lở

Đại diện lãnh đạo UBND TP Đà Lạt thăm hỏi người bị thương trong vụ sạt lở

Sau gần 10 giờ nỗ lực tìm kiếm, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể của bà Nguyễn Thị Hồng Vẹn (sinh năm 1978) và chồng là ông Phạm Khánh (sinh năm 1976, cùng trú tại xã Hoà Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên), là công nhân ngủ lại để trông coi công trình.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.