Vụ học trò nghèo bị trường giữ học bạ: Thành lập đoàn kiểm tra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngoài việc giữ học bạ của cậu học trò nghèo vì không có tiền nộp quỹ, hiệu trưởng trường này còn bị tố giữ suất học bổng và không trả tiền thưởng đúng với giá trị mà các em đạt được.



Ngày 16-6, ông Đặng Huy Toàn - Phó Bí thư kiêm Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - cho biết cùng ngày, Đảng ủy xã đã quyết định thành lập đoàn giải quyết đơn tố cáo đối với ông Nguyễn Ngọc Hải - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập.

 

Dù đã nhờ thầy hiệu trưởng giúp đỡ nhưng em H Ô R. Byă vẫn không được học gói học bổng 5 triệu đồng
Dù đã nhờ thầy hiệu trưởng giúp đỡ nhưng em H Ô R. Byă vẫn không được học gói học bổng 5 triệu đồng


Động thái này được thực hiện sau khi một số giáo viên Trường Tiểu học Hà Huy Tập gửi đơn kiến nghị (có nội dung tố cáo) tới cơ quan chức năng cho rằng ông Hải đã có nhiều sai phạm. Trong đó, có vụ "Xót xa cậu học trò nghèo không có tiền nộp quỹ bị trường giữ học bạ" mà Báo Người Lao Động đã phản ánh.

Liên quan đến vụ việc, ông Nghiêm Hồng Quang, Chủ tịch UBND huyện Cư Jút, cho biết mới nhận được thông tin và đang chỉ đạo các cơ quan liên quan thụ lý đơn. "Nếu đơn phản ánh đúng sự thật, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm túc kể cả mặt Đảng và chính quyền" - ông Quang nói.


 

Gia đình em Y H. Bkrông thuộc diện hộ cận nghèo, không có tiền đóng quỹ nên bị giữ học bạ
Gia đình em Y H. Bkrông thuộc diện hộ cận nghèo, không có tiền đóng quỹ nên bị giữ học bạ



Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài việc phản ánh ông Hải giữ học bạ chuyển cấp của cậu học trò nghèo vì nợ 550.000 đồng tiền quỹ, các giáo viên còn phản ánh nhiều sai phạm.

Trong đó, từ năm 2018 đến năm 2021 có nhiều học sinh tham gia các phong trào đạt thành tích cao nhưng không nhận được tiền hoặc không nhận đủ số tiền thưởng của ban tổ chức.

Cụ thể, em Nguyễn Thị Ngọc H. (lớp 5) đạt giải 3 cuộc thi kể chuyện sách hè: "Em yêu biển đảo, quê hương" nhưng không nhận được tiền thưởng. Em Y P. Ê Ban (học sinh lớp 3) đạt giải nhất cấp huyện, giải khuyến khích cấp tỉnh cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu nhi" và em Y Ch. Hra (lớp 3) đạt giải nhì cấp tỉnh cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" nhưng mỗi em chỉ nhận được 200.000 đồng.

Tương tự, năm học 2019-2020, em H Ô R. Byă (học sinh lớp 3) đạt giải nhì cấp huyện và giải 3 cấp tỉnh cuộc thi: "Tiếng hát măng non" nhưng không nhận được tiền thưởng.

Ngoài thắc mắc giá trị 2 giải thưởng, chị H Bren Byă (mẹ của em H Ô R. Byă) còn cho biết năm học 2020-2021, em được đi dự đại biểu cháu ngoan Bác Hồ ở Hà Nội và được tặng một gói học bổng tiếng Anh trị giá 5 triệu đồng.

"Vì gia đình khó khăn, không có máy tính, điện thoại smartphone nên tôi lên trường nhờ thầy hiệu trưởng tạo điều kiện vì trường có phòng máy tính. Thầy hiệu trưởng nhận gói học bổng nhưng cháu vẫn chưa được học và giờ đã hết thời hạn" - chị H Bren Byă cho biết thêm.


 

Giáo viên tố Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Huy Tập có nhiều sai phạm
Giáo viên tố Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Huy Tập có nhiều sai phạm


Trao đổi với phóng viên, cô Nguyễn Thị Bình, Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Hà Huy Tập, cho biết em H Ô R. Byă được thưởng 1 triệu đồng giải nhì huyện và 300.000 đồng giải 3 cấp tỉnh. "Tôi là người trực tiếp nhận số tiền thưởng này rồi đưa lại cho thầy hiệu trưởng. Sau đó, số tiền này dùng để mua vở thưởng cho các em tham gia và phục vụ ăn uống đi lại, liên hoan. Đúng ra giải của các em đạt được thì đưa cho các em" - cô Bình nói.

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, cha mẹ rời nhà khi em Y H. Bkrông chỉ mới biết ngồi, em được ông bà nuôi dưỡng. Gia đình thuộc diện hộ cận nghèo, ông Y Liêng (ông ngoại của em) phải đi nhặt rác để kiếm mỗi đêm 50.000 đồng nuôi gia đình.

Sau khi kết thúc năm học 2019-2020, do còn nợ 550.000 đồng tiền quỹ nên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập không trả học bạ chuyển cấp, em Y H. Bkrông phải nghỉ học. Rất may, một cô giáo mầm non phát hiện nên đưa em lên, hỗ trợ đóng tiền cho hiệu trưởng rồi xin cho em học cấp 2 khi đã vào năm học 3 tuần.

Bài và ảnh: Cao Nguyên
(Dẫn nguồn NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null