Võ Đình Khoa: Từ gã "gà mờ" đến những giải thưởng quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2017, cái tên Võ Đình Khoa (hay Khoa Vi Lam) được nhắc đến khá nhiều trong làng nhiếp ảnh bởi hàng loạt giải thưởng quốc tế.
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Võ Đình Khoa (ảnh nhân vật cung cấp).
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Võ Đình Khoa (ảnh nhân vật cung cấp).
Đó là huy chương vàng tại cuộc thi ảnh quốc tế tổ chức tại Ấn Độ năm 2017 (Photography Pathshala) với tác phẩm “Hạnh phúc tuổi già” (Happy old age); huy chương vàng cuộc thi ảnh quốc tế Han Pijesak tổ chức tại Cộng hòa Bosnia và Herzegovina với tác phẩm “Mưa vàng” (Yellow rain, hạng mục ảnh về “Con người”)-cuộc thi có nghệ sĩ của 50 quốc gia tham gia, Việt Nam đạt 2 huy chương vàng: 1 của Võ Đình Khoa và 1 của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) “gạo cội” Đào Tiến Đạt. Cũng trong năm 2017, Khoa còn nhận bằng danh dự tại cuộc thi ảnh quốc tế của Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh Quốc tế (FIAP) với tác phẩm “Em gái” (Younger sister).
Trước đó, Khoa còn “gom” một số giải thưởng trong nước và quốc tế khác, đủ để làm “hành trang” cho anh trở thành hội viên Hội NSNA Việt Nam (năm 2014). Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Dực cho rằng, Khoa là một trong những nghệ sĩ bước vào cuộc chơi ảnh nghệ thuật khá muộn nhưng lại có bước tiến nhảy vọt. “Võ Đình Khoa không phải là một “tay máy” chịu khó, mà là người đầy cảm hứng, rất năng động. So với các NSNA khác, Khoa được kết nạp vào Hội NSNA khá nhanh dù tiêu chuẩn, điều kiện khá khắt khe”-NSNA Phạm Dực nhận xét.
Võ Đình Khoa cũng tự nhận mình là một gã “gà mờ” trong lĩnh vực ảnh nghệ thuật. Anh kể: “Tôi gắn bó với nhiếp ảnh đã gần 20 năm, nhưng chủ yếu là làm dịch vụ. Năm 2011, lần đầu tiên tôi theo NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc đi chụp ảnh tại một lễ hội cồng chiêng ở Plei Kép (TP. Pleiku). Lần đầu chào sân này, tôi có tới 3 tác phẩm cảm thấy hài  lòng và nhận được một số giải thưởng”. Không phải ai cũng có may mắn ấy như Khoa. Vẻ đẹp huyễn hoặc, vô tận của văn hóa bản địa, sự may mắn, hay cách nhìn khác lạ, tinh tế trong từng góc máy đã giúp anh thành công ngay trong lần đầu bước vào cuộc chơi ảnh nghệ thuật. Những tác phẩm thành công phải kể tới ở đây như “Nhịp cồng tương lai”, “Cơn mưa” đạt các giải thưởng như: giải C  Văn học Nghệ thuật Gia Lai  (năm 2012), tham gia triển lãm tại cuộc thi và triển lãm Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 6 tại Việt Nam (năm 2011), được Hội NSNA Việt Nam tặng bằng khen, đồng thời tham gia bộ ảnh chủ đề “Niềm vui tuổi thơ” và được nhận bằng danh dự tại cuộc thi ảnh đen trắng do FIAP tổ chức tại Tây Ban Nha lần thứ 31 (năm 2012)… Ngoài ra, 2 tác phẩm “Mẹ và bé”, “Những nốt nhạc” cũng được trưng bày tại các cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế và đạt một số giải thưởng trong nước.
 “Nhịp cồng tương lai” là một trong 3 tác phẩm đầu tay của Võ Đình Khoa nhưng rất thành công và có duyên với các giải thưởng (ảnh nhân vật cung cấp).
“Nhịp cồng tương lai” là một trong 3 tác phẩm đầu tay của Võ Đình Khoa nhưng rất thành công và có duyên với các giải thưởng (ảnh nhân vật cung cấp).
Ảnh của Võ Đình Khoa chủ yếu là những góc nhìn về Tây Nguyên, đặc tả nét văn hóa đậm đà bản sắc vùng miền, phong cảnh hữu tình, con người chân chất, đôn hậu… Anh đặc biệt tâm huyết chủ đề cuộc sống đời thường và trẻ thơ; bộc lộ khả năng sáng tạo riêng trong từng khoảnh khắc bấm máy, rất “đời”, nhưng cũng rất trong trẻo, dạt dào những cảm xúc. Đó cũng chính là mục đích khi anh theo đuổi ảnh nghệ thuật. “Tôi nghĩ nhiếp ảnh là nghệ thuật đi vào đời sống như nhu cầu không thể thiếu. Nhiếp ảnh góp phần lưu giữ những khoảnh khắc của con người, của một nền văn hóa, đánh thức những ký ức, làm cho cuộc sống trở nên thi vị hơn”-Võ Đình Khoa bày tỏ.
Sinh năm 1980, Võ Đình Khoa là thế hệ nghệ sĩ trẻ của nhiếp ảnh Gia Lai lẫn cả nước. Anh vẫn còn một hành trình dài phía trước để sáng tạo, thỏa sức với cuộc chơi về ảnh. Vậy nên, ta có quyền tin và chờ đợi một Võ Đình Khoa với những bức ảnh mà ở đó, cái đẹp nằm trong sự chân thực, tươi mới và đằm thắm cảm xúc.
Minh Châu

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.