Vợ chồng 9X tốt nghiệp đại học về quê làm… nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cùng tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, sau đó vợ chồng Huỳnh Thanh Dư, Lương Thị Thanh Mi (cùng 25 tuổi) chọn về quê làm... nông dân, xây dựng nông trại tại xã Mỹ Ngãi, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp).

 Vợ chồng Thanh Mi và Thanh Dư tại nông trại của mình - ẢNH: NVCC
Vợ chồng Thanh Mi và Thanh Dư tại nông trại của mình - ẢNH: NVCC


Trang mới của cuộc đời

Từng là cựu học sinh lớp 12 chuyên lý (Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp), năm 2014, Thanh Dư đã đăng ký thi vào khoa Điện - Điện tử Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Bốn năm sau đó, Dư tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi.

Thanh Dư cho biết cơ duyên làm “nông dân” của Dư bắt đầu khi anh tìm được thông tin tuyển tu nghiệp sinh ngành nông nghiệp tại Israel của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Tháng 7.2018, sau khi suy nghĩ, Thanh Dư quyết định đăng ký tham gia và đến Israel tu nghiệp. Sau đó, Dư đăng ký thực tập tại một nông trại chuối xuất khẩu áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel.

Nói về lựa chọn đến Israel tu nghiệp, Dư bày tỏ: “Đến Israel, nó giúp mình mở thêm một trang mới cuộc đời. Lúc đầu khiến cho mình mệt về thể chất, nhưng khi đã quen thì mọi thứ đều ổn. Càng tìm hiểu về đất nước này, mình càng thấy thú vị. Israel là một quốc gia mình rất yêu thích, đó là "quốc gia khởi nghiệp", đồng thời là nơi phát triển công nghệ”.

Hãy hoàn thành công việc theo cách của bạn

Từ khi sang Israel, Thanh Dư quen biết và kết duyên với Lương Thị Thanh Mi, cô bạn tốt nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm cùng trường đại học. Việc học tập những phương pháp làm nông nghiệp từ nước ngoài giúp Dư học hỏi cách vận hành một nông trại canh tác như thế nào, từ đó, Dư mang những gì học được về nước áp dụng.

Được làm việc trong các nông trại, quan sát cách người Israel vận hành nền nông nghiệp của họ, Thanh Dư bắt đầu có những suy nghĩ nhiều hơn về việc thay đổi cách làm nông nghiệp tại Việt Nam. Cũng từ đó Thanh Dư về quê của mình thành lập nông trại dược liệu Meron Farm trên mảnh đất có diện tích 6000 m2 tại xã Mỹ Ngãi, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp). Sau nhiều tháng canh tác, Dư đã tuyển tình nguyện viên, thu hút nhiều người trẻ tham gia với tư cách là thực tập sinh. Tại nông trại của Dư, người trẻ vừa học được cách làm nông, vừa học được tiếng Anh giao tiếp.

“Người trẻ như mình, hay các bạn đều có hoài bão nào đó, hãy hành động, đừng ngại khó, tập thói quen hoàn thành bất cứ việc gì một cách tốt nhất theo cách của bạn, dù là nhỏ nhất”, là điều Thanh Dư tâm đắc và muốn nhắn nhủ đến người trẻ hãy vượt qua giới hạn của chính mình dù làm việc ở quê hay thành phố.

Theo TRẦN THANH THẢO (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.