Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), đầu năm là khoảng thời gian cao điểm người dân phát sinh nhu cầu đi du xuân. Đây là cơ hội để các đối tượng lừa đảo du lịch, bán vé máy bay, vé tàu và phòng khách sạn giả mạo tiếp diễn những chiêu trò lừa khách.
Theo thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), sau 24 giờ mở bán vé tàu Tết 2025 (từ 8 giờ sáng 6/10), hơn 43.000 vé đã được bán ra, đạt doanh thu gần 77 tỷ đồng.
Sáng 6/10, hàng trăm người dân đã đến ga Sài Gòn, quận 3, TPHCM để mua vé tàu Tết Ất Tỵ năm 2025. Khoảng 2 giờ sau khi mở bán, đã có hơn 26.000 vé được bán ra, trong đó thanh toán bằng tiền mặt hơn 9.000 vé và thanh toán online khoảng 17.000 vé.
(GLO)- Nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2023 sẽ tăng cao. Các hãng hàng không, tàu hỏa cũng như xe khách cũng bắt đầu mở bán vé, đặt chỗ từ khoảng tháng 9-2022. Lợi dụng nhu cầu của hành khách, nhiều website giả mạo, “cò mồi“ bán vé tàu đã xuất hiện, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
(GLO)- Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân miền Trung về quê đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngành Đường sắt bổ sung thêm hơn 3.000 vé tàu hỏa đi từ ga Sài Gòn, Dĩ An, Biên Hòa đến các ga khu vực miền Trung như Tuy Hòa, Diêu Trì, Quảng Ngãi, Đà Nẵng… kể đi từ ngày 9 đến 20/1/2023 (từ ngày 18 đến 29 tháng Chạp).
Bán vé tàu “lụi“ có thể xem là hành vi lừa đảo của “cò“ vé, và là hình thức cố ý làm trái, tham nhũng của một bộ phận cán bộ nhân viên có trách nhiệm của nhà ga.
Sau nhiều tuần xâm nhập điều tra, phóng viên Thanh Niên đã lật tẩy đường dây bán vé tàu lụi tại ga Sài Gòn đi các tỉnh thành do chính người của “nhà ga“ cấu kết “cò“ thực hiện, nhằm trục lợi tiền của nhà nước.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (tổng hợp từ 32 Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành), có hơn 686.000 người lao động được hỗ trợ Tết với tổng số tiền lên tới hơn 270 tỷ đồng.