Về quê trồng lúa sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đang có cuộc sống ổn định, thậm chí 'sang chảnh' tại TP.HCM, một phụ nữ gốc Quảng Trị bỗng quay về quê mở công ty, 'bắt tay' với nông dân, xắn quần lội ruộng để... trồng lúa sạch.

“Bà nông dân” xinh đẹp

Làm việc với Phạm Thị Diễm Lệ (37 tuổi) nhiều người thường "thắc mắc": “Làm nông có cần phải... xinh đẹp thế không?”.

 

Chị Phạm Thị Diễm Lệ (trái) và sản phẩm “gạo hữu cơ Quảng Trị”.
Chị Phạm Thị Diễm Lệ (trái) và sản phẩm “gạo hữu cơ Quảng Trị”.

Diễm Lệ đâu chỉ xinh đẹp. Chị từng học quản trị kinh doanh tại ĐH Kinh tế Đà Nẵng, rồi khăn gói vào nam, lăn lộn nhiều năm ở TP.HCM. Chốn thị thành, chị cũng đã nếm trải không ít va chạm của đời sống, chuyện làm ăn kinh tế… Nhưng với bản lĩnh và khát vọng khẳng định mình nơi đất khách, chị gặt hái thành quả mà nhiều người mơ ước, giữ vị trí cao trong một đơn vị thuộc ngành dầu khí.

Thế rồi, từ giữa năm 2016, Diễm Lệ “rẽ ngang” làm một công việc mà trước đây ít nghĩ tới: làm nông. Chị rời TP.HCM, quay về Quảng Trị lập công ty và làm nông trên đồng đất quê mình. “Người có sức khỏe thì mơ nhiều thứ, còn người không có sức khỏe chỉ mơ có… sức khỏe tốt mà thôi. Mà trong đời sống hiện đại này, thực phẩm sạch là điều tiên quyết để con người đảm bảo sức khỏe. Vậy còn gì ý nghĩa hơn khi mình làm ra những thực phẩm sạch?”, chị Lệ tâm sự. Công ty CP nông sản hữu cơ Quảng Trị do chị làm giám đốc đã gầy dựng từ suy nghĩ ấy. Đầu tiên, chị chọn lúa gạo - nông sản thiết yếu và gần gũi với bất kỳ người dân VN nào.

Từ khi làm nông, phải di chuyển như con thoi từ TP.HCM về Quảng Trị và ngược lại, Diễm Lệ ít xuất hiện trong những bộ cánh lộng lẫy, không thường “check in” những địa điểm sang trọng. Người ta bắt đầu quen với hình ảnh với một "bà nông dân" dáng vẻ tất tả, bước thấp bước cao dọc những bờ kênh, ruộng lúa hoặc lội bùn trò chuyện với nông dân…

“Vitamin yêu thương” trong từng hạt lúa

Một năm theo đuổi việc trồng lúa gạo hữu cơ, với sự hỗ trợ đặc biệt từ chính quyền, công ty của chị Phạm Thị Diễm Lệ đã ký kết với 13 hợp tác xã, tổ hợp tác thuộc 6 huyện, thành phố tại Quảng Trị. Riêng vụ hè thu, các bên đã liên kết sản xuất trên diện tích lúa xấp xỉ 90 ha.

Phía công ty của chị Lệ cho nông dân ứng trước toàn bộ phân hữu cơ, giống, hướng dẫn cách bón phân, chăm sóc… và thu mua sản phẩm ngay tại ruộng với giá 7.000 đồng/kg lúa tươi. Ngược lại, nông dân tham gia chương trình cũng phải cam kết không được dùng bất kỳ loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nào. Trong trường hợp phát hiện ruộng lúa nào vi phạm nguyên tắc, chủ ruộng phải bồi thường 30 triệu đồng. “Còn nhớ dạo giữa vụ, rầy nâu hoành hành, nông dân đứng ngồi không yên, các bác chủ nhiệm hợp tác xã xin cho phun thuốc trừ rầy. Nhưng tôi đã thuyết phục với nguyên tắc rằng: Thà thu hoạch ít mà sạch còn hơn nhiều mà không còn là hạt gạo hữu cơ nữa”, chị Lệ nhớ lại.

Ra điều kiện hợp tác nghiêm ngặt là thế, những tưởng năng suất sẽ sụt giảm nhưng không, mỗi héc ta trồng lúa hữu cơ vẫn đạt 40 - 45 tạ/ha. Đặc biệt hơn, với giá bán cao hơn lúa thường, hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân cũng thấy rõ vì tăng gấp 2 - 2,5 lần. Khi đã có lúa sạch, chị Lệ cùng đồng sự tiếp tục tạo nên những hạt gạo sạch. Và lần đầu tiên sau rất nhiều năm, thương hiệu “Gạo hữu cơ Quảng Trị” đã được xác lập, vừa chính thức ra mắt hồi giữa tháng 10.

Sản phẩm được kiểm chứng chất lượng bởi Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm (Sở Y tế Thừa Thiên-Huế), trong đó chứa nhiều thành phần quan trọng cho sức khỏe như vitamin B1, B6 và các khoáng chất như sắt, kẽm, kali, magie... “Trong hạt gạo này có một vitamin mà khoa học vẫn chưa chứng minh được nhưng lại có giá trị rất tuyệt vời, đó là “vitamin yêu thương”. Thứ vitamin này đến từ những cố gắng của bản thân tôi, đồng sự, những người nông dân và chính quyền địa phương… với khát vọng tạo ra những hạt gạo thực sự sạch, mang thương hiệu quê hương Quảng Trị. Cũng vì điều này nên slogan của sản phẩm mang dòng chữ: Thơm thảo như tình mẹ”, chị Lệ dí dỏm.

Nguyễn Phúc/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.