Vào vườn mắc ca: Dân Tây Nguyên mòn mỏi trông chờ "nữ hoàng" ra trái

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dù có những thành công bước đầu, mang lại niềm vui cho nhiều người nhưng mắc ca cũng khiến không ít hộ dân ở một số nơi đứng ngồi không yên vì sau nhiều năm trồng nhưng không có trái hoặc ít trái.
 
Theo các chuyên gia nguyên nhân chủ yếu khiến mắc ca ít trái là do chất lương giống.
Mỏi mòn chờ mắc ca ra trái
Tây Nguyên vốn nổi tiếng xưa nay với các loại cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng…Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã xuất hiện thêm một loài cây mới cũng có vị thế không kém với tên gọi mĩ miều “nữ hoàng quả khô”, tức cây mắc ca.
 
Nếu giống cây tốt thường cho quả sai như thế này
Trên thị trường các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện nay, giá hạt mắc ca thô giao động tự 80-100 ngàn/kg.
Như vậy, cây mắc ca mang lại nhiều triển vọng trong tương lai, có thể sánh ngang với các loại cây như cà phê, cao su, hồ tiêu…giúp bà con cải thiện đời sống kinh tế.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai trồng mắc ca cũng hái được trái ngọt. Có không ít nông hộ lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì vườn mắc ca không đạt năng suất, không có trái hoặc rất ít trái.
Đơn cử như trường hợp của anh Phạm Văn Thường (thôn 6, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), từ năm 2013-2014, gia đình anh đã đầu tư vốn để mua giống trồng gần 1.600 cây mắc ca trên diện tích khoảng 6 ha. Thế nhưng, hiện nay gia đình anh vẫn thấp thỏm lo âu vì vườn cây chưa mang lại kết quả như mong đợi.
Theo anh Thường, năm ngoái gia đình anh thu bói được 3 tạ hạt mắc ca, bán khoảng 75.000 đồng/kg thu về 20 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay có khoảng 40% số cây trong vườn của anh không đậu trái.
Ngoài những trường hợp như gia đình anh Thường, còn có một số hộ tại Đắk Lắk và Đắk Nông trồng mắc ca nhưng cho năng suất thấp, vườn cây còi cọc, phát triển kém.
Theo các đánh giá chuyên môn, sở dĩ, vườn mắc ca của một số hộ dân không có trái hoặc kém chất lượng vì nhiều lý do khách quan khác nhau.
Trong đó, việc bà con mua phải cây giống trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo chất lượng, không tìm hiểu kĩ đặc tính của cây, thổ nhưỡng, khí hậu, không chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật là những nguyên nhân chủ yếu.
Khốn khổ vì “ma trận” cây giống
 
Chính vì chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả của cây mắc ca nên các chuyên gia khuyến cáo người dân nên trồng xen canh các loại cây khác vào trong diện tích mắc ca.
Theo tìm hiểu của PV Infonet, hiện tại Đắk Lắk và Đắk Nông có rất nhiều điểm bán giống mắc ca. Điểm bán giống mắc ca nhiều nhất vẫn là đường Nguyễn Lương Bằng (TP. Buôn Ma Thuột).
Tại đây, có hàng chục vườn ươm bán mắc ca với khoảng 20 giống mắc ca như OC, 246, 816, 900 H2, A38, A16… khiến bà con dễ rơi vào “ma trận” cây giống.
Khi nhu cầu tìm giống mắc ca tăng lên, nhiều vườn ươm cây giống đã nắm bắt được tình hình và nhanh chóng cấy ghép, nhân giống mắc ca để bán kiếm lời. Tuy nhiên, phần lớn các nhà vườn tự ươm hạt hoặc chiết từ những cành không đảm bảo chất lượng khiến không ít nông hộ phải khốn khó.
Để tránh rủi ro, cơ quan chức năng các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đã khuyến cáo bà con không nên tự ý đi mua giống, không nên phát triển ồ ạt mà phải cận trọng khi phát triển cây mắc ca.
Đặc biệt, bà con phải hạn chế trồng thuần (tức chỉ trồng mỗi mắc ca) mà nên trồng xen canh với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày như cà phê, bơ, sầu riêng...
Theo anh Trần Văn Tâm-Chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông), mỗi giống mắc ca lại phù hợp với mỗi vùng, miền, thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau. Do đó, trước khi chọn giống, bà con nên tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn tại địa phương, đồng thời phải tìm hiểu thực tế ở những trang trại, nương rẫy gần khu vực mình canh tác để có những lựa chọn chính xác nhất.
Cũng theo anh Tâm, hiện các giống mắc ca được đánh giá có chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại huyện Tuy Đức và cho trái nhiều là dòng OC và 695.
“Hiện giờ chưa có đánh giá, phân tích cụ thể nào về việc giống nào hợp với đất nào. Bởi lẽ, diện tích mắc ca được trồng ở Tuy Đức chủ yếu từ 2012-2014 nên chưa cho thu nhập chính thức. Thông thường, cây mắc ca phải mất từ 7-8 năm mới bắt đầu cho thu nhập chính thức”, vị chuyên viên chia sẻ.
Mắc ca là loài cây lâm nghiệp đa mục đích, ngoài việc chống xói mòn, tăng độ che phủ, cân bằng hệ sinh thái… loài cây này còn mang lại hiệu quả kinh tế khá triển vọng.
Tại Tây Nguyên hiện nay, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng mắc ca nhiều nhất, kế đó là Đắk Nông (khoảng 800 ha) và Đắk Lắk (khoảng 760 ha).
(còn tiếp)
Trần Nhân-Hải Dương (infonet)

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.