Vàng loạn giá trước giờ G

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tăng, giảm hàng triệu đồng mỗi phiên, lập đỉnh rồi phá đỉnh, thỉnh thoảng khan hiếm vàng nhẫn..., thị trường vàng biến động khó lường, khó đoán trước thời hạn Ngân hàng Nhà nước phải đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng trong quý 1 này theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Tất cả những biểu hiện trên được cho là do khan hiếm vàng miếng SJC vì độc quyền và khan hiếm cả vàng nhẫn vì không được nhập khẩu nguyên liệu cả thập niên qua. Vì thế giải pháp là chờ đợi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ nới những "vòng kim cô" đang kiểm soát thị trường vàng hiện nay. Về nguyên lý, bối cảnh này tạo ra rủi ro lớn cho người mua vì bất kỳ lúc nào chính sách mới được đưa ra, cung tăng đều khiến vàng giảm giá, thậm chí giảm mạnh. Thế nhưng trong lúc tâm lý ngần ngại bao trùm thì vàng nhẫn, vàng miếng cứ ùn ùn tăng giá. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, giá vàng đã tăng hơn 10%, người mua bỏ túi cả 5 - 7 triệu đồng/lượng, một tỷ lệ lợi nhuận rất lớn. Những người không vào kịp thì tiếc hùi hụi nhưng tham gia lại lo "đu đỉnh"... Thị trường cứ dùng dằng, nhu cầu không cao nhưng giá cứ hết lập kỷ lục lại phá kỷ lục, như một mồi nhử, kích thích lòng tham của nhiều người.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong lúc kinh tế khó khăn, trong lúc có quá nhiều việc phải giải quyết thì việc vàng trong nước ế hay thiếu thanh khoản vì quá đắt đỏ không quá quan trọng, không quá gấp gáp. Thực tế, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Cũng như mọi hàng hóa khác, chênh lệch giá trong nước và thế giới quá cao sẽ kích thích lòng tham, tạo kẽ hở để hàng lậu tràn vào nội địa. Chúng ta đã chứng kiến đường ăn, heo... thẩm lậu qua biên giới khi giá trong nước cao hơn bên ngoài khiến nông dân trồng mía, nuôi heo điêu đứng. Với vàng, chênh lệch còn lớn hơn nhiều. Hiện giá vàng miếng cao hơn thế giới tới 17 - 18 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cũng đắt hơn 5 - 6 triệu đồng/lượng, nguy cơ vàng lậu thâm nhập thị trường nội địa là rất lớn. Mà để mua vàng thì phải gom USD, tạo áp lực lên tỷ giá, mà tỷ giá tăng lại tạo áp lực lên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu... Nhìn ở góc độ đó, vấn đề rõ ràng là không đơn giản. Chúng ta cũng chứng kiến, giá USD trên thị trường tự do những ngày qua tăng mạnh. Nhà điều hành đã phải can thiệp bằng cách liên tục hút tiền vào nhằm giảm áp lực cho tỷ giá. Đó là lý do vì sao các chuyên gia kinh tế, các đại biểu Quốc hội và Chính phủ thời gian qua liên tục hối thúc NHNN nhanh chóng sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng.

Không chỉ chuyện giá vàng, thị trường còn chờ đợi một cơ chế thông thoáng, thuận tiện để phát triển ngành công nghiệp nữ trang trong nước. Một chính sách phù hợp để huy động vốn vàng trong dân, câu chuyện cứ mở ra rồi lại gói vào cả thập niên qua. Theo ước lượng của nhiều tổ chức, có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong tủ các hộ gia đình. Nếu có thể khơi thông được nguồn vốn này, cũng giảm áp lực vốn cho nền kinh tế mà người sở hữu cũng có lợi. Hiện người dân gửi vàng trong các ngân hàng sẽ bị tính phí. Quản lý hiệu quả thị trường vàng còn góp phần dẹp các sàn vàng ảo, sàn forex vẫn ra sức lôi kéo, dụ dỗ nhiều người tham gia. Chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ sập sàn cuốn đi hàng trăm tỉ đồng và hàng loạt người tiền mất tật mang.

Vàng vẫn đang loạn giá trước giờ G. Nhưng hy vọng đến hết tháng này, khi NHNN đưa ra giải pháp quản lý, những vấn đề nói trên sẽ được giải quyết và thị trường vàng có thể phát triển lành mạnh, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.