Vẫn “treo đầu dê, bán thịt chó”!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nói “vẫn coi thường khán giả” là bởi, đã từng có rất nhiều chương trình nghệ thuật, xiếc... biểu diễn kém chất lượng và gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía khán giả Gia Lai, song hình như tình trạng này vẫn không được khắc phục. Đêm diễn duy nhất của chương trình xiếc “Chào Xuân 2009” vào tối 9-2 tại Công viên Lý Tự Trọng (TP. Pleiku) cũng vẫn là “bổn cũ soạn lại” với cách thức tổ chức hết sức... lôm côm.
Có tìm đỏ mắt cũng không thấy tên đơn vị đăng ký biểu diễn trên những tám băng-rôn. Ảnh: P.D
Có tìm đỏ mắt cũng không thấy tên đơn vị đăng ký biểu diễn trên những tấm băng-rôn. Ảnh: P.D
Đáng nói là lần này có tìm đỏ mắt cũng không thấy... tên đơn vị biểu diễn in trên băng-rôn và tờ rơi quảng cáo cũng như trên phông màn của đêm diễn. Khán giả thấy có chương trình xiếc thì lục tục dẫn con em đi xem chứ không biết (và hình như không mấy quan tâm) ai diễn. Sự mập mờ kiểu này chẳng khác nào hàng hóa không có xuất xứ, nhãn mác. Chỉ thấy ghi là có sự tham gia của “những nghệ sĩ xiếc hàng đầu Việt Nam”, các tiết mục “lần đầu tiên xuất hiện” với giá vé khá cao (45.000 đồng/người lớn, 20.000 đồng/trẻ em, miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi). Theo nhận xét của đa số khán giả thì chương trình chỉ “tạm được chứ không có gì đặc sắc”, hầu hết cũng chỉ mấy màn xiếc mà khán giả đã xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần. Chưa kể, trên băng-rôn treo nhan nhản khắp các đường phố quảng cáo là có rất nhiều trò xiếc thú nhưng thực chất chỉ có 1 con thú duy nhất biết làm xiếc là… 1 con gấu đen, còn lại sư tử, vịt, chó, khỉ… đều là người mặc đồ giả trang với những tiết mục nhạt như nước ốc, chẳng thấy đâu vẻ “phi thường, hấp dẫn, ly kỳ” như đã quảng cáo rầm rộ trước đó!
Chẳng những vậy, hình thức cũng không “vớt vát” nổi nội dung đêm diễn. Mấy tấm bạt quây tứ phía thành khu biểu diễn, phông màn căng sơ sài, vài bóng đèn hiu hắt tỏa thứ ánh sáng mù mờ, sân khấu dựng tạm bợ trên nền đất lổn nhổn đất đá của khu chợ hoa Tết-2009, nhân viên soát vé đầu đinh, mặc… quần đùi! Tuy nhiên, điều khiến khán giả bức xúc hơn cả là dù họ đã bỏ ra số tiền khá cao để mua vé vào cổng nhưng khi vào được bên trong thì lại không có ghế ngồi, một số người phải bế con ngồi dưới đất xem biểu diễn! Chị Nguyễn Thị Lệ Dung (phường Hội Thương, TP. Pleiku) cho biết: Sau khi mua vé vào cổng, chị phải tự đi thuê ghế ngồi với giá 5.000 đồng/cái cho mình và 2 đứa con nhỏ. Còn chị Lê Thị Trúc (phường Ia Kring, TP. Pleiku) thì buông một câu: “Không có gì đặc sắc hết! Giá vé thì quá đắt, tại con cái thích thì mình phải mua thôi. Lỡ vô rồi còn phải thuê ghế, mất 5.000 đồng/cái”. Nhiều phụ huynh khác thì phàn nàn về giờ biểu diễn quá muộn (20 giờ 30 phút, thay vì 20 giờ như thông báo). Có đến khoảng một nửa khán giả đã bỏ về trước chứ không đợi hết chương trình với lý do chương trình kém hấp dẫn, một số người ở lại xem đến cùng thì phản ứng rất nặng nề, và cho rằng đoàn xiếc sẽ không còn khán giả  nếu có đêm diễn thứ 2. Phải chăng vì đã lường trước như thế mà chương trình chỉ biểu diễn có 1 đêm duy nhất?!
Còn nhớ vào ngày 20-2-2008, Liên đoàn Xiếc Việt Nam “Trung ương Hà Nội” (?!) đã có buổi biểu diễn xiếc tại TP. Pleiku được quảng cáo là có “những điều kỳ diệu, phi thường, nhiều tiết mục xiếc ở đẳng cấp rất cao”, thu hút hàng ngàn người đến xem, nhưng sau đó họ đã phải bỏ về trong nỗi bực tức vì bị lừa khi nhiều tiết mục được quảng cáo nhưng không có trong chương trình, hoặc người của đoàn xiếc nói là phát vé cho học sinh giỏi của một số trường học nhưng thực chất chỉ là... phát tờ rơi. Liên tiếp nhiều ngày sau đó, báo chí cũng đã phản ánh về chính đoàn xiếc này với chiêu thức “lừa” khán giả tương tự trong các chuyến lưu diễn ở các tỉnh Bình Định, Kon Tum, Phú Yên... Sau vụ này, lãnh đạo Sở Văn hóa-Thông tin (hiện là Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cho biết đã rút kinh nghiệm và có công văn gửi ra Liên đoàn Xiếc Việt Nam phản ánh tình trạng này và đề nghị chấn chỉnh hoạt động của đoàn xiếc. Song, có vẻ như đêm diễn 9-2 vừa rồi cho thấy các cấp quản lý tại Gia Lai rút kinh nghiệm chẳng được bao nhiêu, lại cho phép những vị khách lôm côm vào nhà!
Phương Duyên

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".