Tỷ phú ở Ia Chía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.
 
Lớn lên trên mảnh đất nghèo Ia Chía, tốt nghiệp THPT, Ksor Jú được gia đình tạo điều kiện cho đi học ngành bưu chính viễn thông tại một trường trung cấp ở Đà Nẵng. Sau đó, ông được điều chuyển về công tác tại Bưu điện huyện Ia Grai. Năm 2010, Ksor Jú được Nhà nước cho nghỉ theo chế độ hưu trí, được quyền nghỉ ngơi, hưởng thụ thành quả của một đời lao động vất vả nhưng ông vẫn quyết tâm cùng gia đình xây dựng mô hình kinh tế vườn tại địa phương.
 

Ông Ksor Jú đang chăm sóc đàn bò. Ảnh: T.B
Ông Ksor Jú đang chăm sóc đàn bò. Ảnh: T.B

Ông Ksor Jú tâm sự: “Dù đã nghỉ hưu nhưng mình vẫn còn sức khỏe, mình có đất, có ruộng, không thể để đất hoang phí được”. Vì thế, với số tiền tích góp được sau hơn 20 năm công tác, ông mạnh dạn đầu tư trồng cà phê và cao su. Bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế vườn, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn. Do thiếu kinh nghiệm, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, số vốn đầu tư ít nên cây thường xuyên bị sâu bệnh, cho năng suất thấp.

Không chịu lùi bước, ông trăn trở, tìm tòi qua sách báo để học cách chiết, ghép các loại cây. Nghe người ta giới thiệu ở đâu có cách làm hay và hiệu quả kinh tế cao, ông đều tìm đến tham quan, học hỏi. Đất không phụ công người, sau vài năm cần cù, chịu khó, qua mỗi vụ, ông tích lũy thêm kinh nghiệm để sản xuất có hiệu quả hơn, diện tích đất sản xuất được mở rộng. Đến nay, mô hình kinh tế của Ksor Jú đã cho nguồn thu ổn định, với 5 ha cao su, 4,5 ha cà phê, 4 ha điều, 300 trụ tiêu và 35 con trâu, bò, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Đây là mức thu nhập rất cao so với mức thu nhập chung ở địa phương.

Bên cạnh phát triển kinh tế, với cương vị là một Chi hội trưởng Người cao tuổi xã Ia Chía, ông thường xuyên đến từng nhà tuyên truyền, vận động bà con trong xã đoàn kết, không được nghe lời xúi giục của kẻ xấu, không mê tín dị đoan, tích cực xây dựng gia đình văn hóa; vận động bà con làm nhà rông, hiến đất và đóng góp ngày công lao động làm đường giao thông nội đồng xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, ông cũng thường xuyên giúp đỡ bà con nông dân về kỹ thuật chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, hỗ trợ vốn cho 4 hộ gia đình với số tiền 5-10 triệu đồng/hộ. Chị Rơ Châm Hia (làng Kom Yố) cho biết: “Nhà mình nghèo, ông Jú thương tình cho mình mượn tiền không lấy lãi. Giờ đây, hơn 300 cây cà phê nhà mình đã cho thu hoạch ổn định, mình không còn đi làm thuê, không phải lo cái ăn từng bữa nữa. Cảm ơn ông Jú nhiều lắm”.

Siêng năng, làm kinh tế giỏi và sống tình nghĩa, ông Ksor Jú là tấm gương tuổi cao-gương sáng được người dân xung quanh mến phục. Với những kết quả đã đạt được, năm 2013, ông vinh dự được Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất điều, đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tặng Kỷ niệm chương vì chủ quyền an ninh biên giới năm 2014; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong khu dân cư năm 2014.

Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.