Tự trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông tin về việc cụ Đỗ Thị Mơ đạp xe từ nhà lên trụ sở UBND xã Lương Sơn (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đề nghị rút khỏi danh sách hộ nghèo đã thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước trong một thời gian dài.
Không ít người tỏ ra ngạc nhiên và cảm phục trước hành động được cho là “lạ” của cụ bà U90 này. Yếu tố “lạ” ở đây thể hiện ở chỗ hoàn cảnh của cụ xứng đáng nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhưng cụ lại kiên quyết không nhận nó. Dư luận cho rằng hành động của cụ xuất phát từ lòng tự trọng. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này. Bởi lẽ, chỉ có lòng tự trọng mới đủ sức giúp bà cụ quê miền núi này “nói không” với những khoản ưu đãi mà Nhà nước dành cho một hộ nghèo.
Cụ bà 83 tuổi có 11 người con, tự đạp xe lên xã xin… thoát nghèo (ảnh nguồn TTO)
Cụ bà Đỗ Thị Mơ 83 tuổi có 11 người con, tự đạp xe lên xã xin… thoát nghèo (ảnh nguồn TTO)
Thật ra, trường hợp cụ Mơ rất đáng khâm phục, song không phải là hiếm. Tại tỉnh Gia Lai, năm 2016, ông Nguyễn Văn Bun (thôn Đông Hà, thị trấn Chư Prông) cũng đã tự nguyện rút khỏi danh sách hộ nghèo. Mới đây, tại xã vùng biên Ia Krêl (huyện Đức Cơ) cũng có nhiều trường hợp tự nguyện trả lại sổ hộ nghèo. Tiêu biểu trong số này có bà Trần Thị Kỳ (làng Lâm Tốk) và ông Trần Văn Kỳ (làng Krêl). Cả 2 trường hợp này có hoàn cảnh cũng rất khó khăn nhưng quyết định trả lại cái quyền được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Vì sao vậy? Lý giải cho việc làm của mình, bà Kỳ mộc mạc: “Tôi cũng còn làm được. Mình khổ nhưng chưa đến nỗi khổ như người ta…”. Trong khi đó, ông Kỳ cũng suy nghĩ tương tự: Xin nhường lại cho những gia đình thực sự nghèo hơn.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thời gian qua, tại một số địa phương trong cả nước, nhiều gia đình đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Điều đặc biệt là phần lớn lại tập trung ở những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) có 120 hộ, huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) 60 hộ, huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) 100 hộ, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) 100 hộ… Với kết quả này, có lẽ chúng ta cần phải xem lại câu nhận định rất chủ quan trong một số bản báo cáo về thực trạng đói nghèo: Đồng bào dân tộc thiểu số còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước (!). Trên thực tế, chỉ có một bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà thôi!
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương đúng đắn và vô cùng nhân văn của Đảng, Nhà nước ta. Theo đó, từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phát đi thông điệp: “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hàng trăm ngàn hộ nghèo trong cả nước đã được tạo điều kiện về mọi mặt để phấn đấu vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Với kết quả ấy, Việt Nam đã được Liên hợp quốc công nhận hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh việc kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung, Gia Lai nói riêng đã phát đi những tín hiệu rất lạc quan. Theo đó, ý thức tự lực, tự cường của người dân được khẳng định và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Cùng với đó, tư tưởng cam chịu đói nghèo; trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước đã từng bước bị đẩy lùi. Lòng tự trọng và ý thức phấn đấu vươn lên trong người nghèo được phát huy.
Bên cạnh những thành tựu rất đáng tự hào, việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo cũng bộc lộ một số khó khăn, bất cập. Thực tế cho thấy, bên cạnh những người sáng rực lòng tự trọng như cụ Mơ, bà Kỳ, ông Kỳ, ông Bun thì vẫn có không ít trường hợp xem chính sách xóa đói giảm nghèo như “bầu sữa” để bu bám suốt đời. Cá biệt có không ít trường hợp tìm mọi cách chui vào danh sách hộ nghèo để được hưởng sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng. Để khơi gợi và lan tỏa lòng tự trọng, tinh thần tự lực của người dân, thiết nghĩ, cấp ủy và chính quyền cơ sở cần có biện pháp tôn vinh những nhân tố điển hình tiên tiến cũng như kiên quyết loại bỏ những “con mọt” đang ẩn mình trong “kho thóc” mang tên xóa đói giảm nghèo!
 DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.