Từ quy định "cứng" đến sức mạnh "mềm"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” TP. Pleiku vừa ban hành quyết định công nhận 45 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc thành phố và 19 cơ quan, đơn vị của tỉnh đứng chân trên địa bàn đạt chuẩn văn hóa năm 2021 (công nhận lại giai đoạn 5 năm 2017-2021). 
Đây là sự động viên, khích lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua lao động sản xuất và xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, lành mạnh. Cùng với những quy định “cứng” của phong trào nêu trên, lãnh đạo thành phố cũng luôn quan tâm củng cố văn hóa-“sức mạnh mềm” trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội.
Theo quy định, để được công nhận đạt chuẩn văn hóa, các cơ quan, đơn vị ngoài hoàn thành tốt nhiệm vụ, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì còn phải thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở. Theo đó, 90% trở lên cán bộ, công chức, viên chức không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không sử dụng, tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại, tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, hút thuốc lá nơi công sở, uống rượu bia trong giờ làm việc; cơ quan xanh-sạch-đẹp-an toàn…
Trong khi đó, nhiều năm trở lại đây, “xây dựng văn hóa doanh nghiệp” cũng là cụm từ được nhắc đến thường xuyên. Bên cạnh đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa phải đi đầu đáp ứng các tiêu chí: có quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ giữa người lao động và người sử dụng lao động; 80% trở lên người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, không hút thuốc lá tại doanh nghiệp, không uống rượu bia trong giờ làm việc; doanh nghiệp có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn theo quy định pháp luật. Ngoài ra, 100% công nhân lao động được ký hợp đồng lao động, có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định; các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch và vui chơi giải trí cho công nhân lao động được tổ chức thường xuyên. 
Đặc biệt, thời gian gần đây, nhiều hoạt động xã hội, từ thiện cũng được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hưởng ứng mạnh mẽ như: phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng; đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “Mái ấm Công đoàn”; ủng hộ nạn nhân chất độc da cam; giúp đỡ người dân vùng bị thiên tai hoặc chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nghĩa cử ấy đã làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, góp phần đưa phong trào đi vào chiều sâu.
Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Sung phát động cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Đất và người” năm 2022. Ảnh: Đức Thụy
Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Sung phát động cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku: Đất và người” năm 2022. Ảnh: Đức Thụy
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, củng cố “sức mạnh mềm” là mục tiêu luôn được lãnh đạo TP. Pleiku chú trọng. Gần đây nhất, sau khi kết thúc cuộc thi viết về “Du lịch phố núi Pleiku”, UBND thành phố tiếp tục phối hợp với Báo Gia Lai phát động cuộc thi viết có chủ đề “Pleiku: Đất và người”. Cuộc thi giúp nhận diện những nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng đất, con người Pleiku trong quá khứ và hiện tại, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu xây dựng “Thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe”. Tại lễ phát động cuộc thi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Xuân Quang khẳng định: Sẽ khó vươn tới mục tiêu này nếu không hình thành, xây dựng được bản sắc văn hóa của đất và người Pleiku. Không thể phát triển du lịch khi con người hành xử kém văn hóa, thiếu sự nhiệt tình, thân thiện hoặc chặt chém du khách. 
Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc 2021 diễn ra ngày 24-11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu khắc phục tư tưởng “duy kinh tế”, chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hóa. Tổng Bí thư chỉ rõ: “Sức mạnh mềm của Việt Nam được thể hiện trước hết ở sức hấp dẫn, tỏa ra từ các giá trị văn hóa bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể, giá trị tinh thần và giá trị con người Việt Nam. Chúng ta phải phát huy được những giá trị đó để tạo nên “thương hiệu” cho quốc gia…”. Trong khi đó, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề nghị tiếp tục đề xuất những giải pháp cụ thể, phù hợp để tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức về văn hóa; chuyển hóa nhận thức thành hành động; đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển sâu rộng, thực chất.
LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.