Từ Nhắng nướng tới bánh xèo ở Bắc Ninh: Cái giá của kinh doanh vô đạo đức

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chủ quán Nhắng nướng ở Bắc Ninh mới bị toà xử 12 tháng tù giam vì hành vi làm nhục người khác thì cũng tại Bắc Ninh, dư luận phẫn nộ với hành vi của chủ quán bánh xèo đối với nhân viên, người làm thuê. Không thể có thứ kinh doanh trên sự hành hạ, sỉ nhục người khác.

 Cơ quan chức năng làm việc với chủ quán bánh xèo ở Bắc Ninh về hành vi hành hạ người khác. Ảnh CQCA
Cơ quan chức năng làm việc với chủ quán bánh xèo ở Bắc Ninh về hành vi hành hạ người khác. Ảnh CQCA


Mới tháng 10, chủ quán nhắng nướng Hiền Thiện phải ra hầu toà với hành vi làm nhục người khác khi bắt khách hàng của mình phải quỳ gối xin lỗi.

Toà đã xử nghiêm bởi đó là hành vi gây mất an ninh trật tự, gây hoang mang dư luận. Trước toà, bị cáo Thiện gửi lời xin lỗi khách hàng về việc làm hồ đồ thiếu suy nghĩ, không hiểu rõ về pháp luật nên đã làm hành động sai trái.

 

Phiên toà xử chủ quán Nhắng nướng mới diễn ra hồi tháng 10 liệu đã đủ sức răn đe? Ảnh Việt Dũng
Phiên toà xử chủ quán Nhắng nướng mới diễn ra hồi tháng 10 liệu đã đủ sức răn đe? Ảnh Việt Dũng


Mức án cho một hành động "hồ đồ", "không hiểu rõ về pháp luật" là quá đắt. Lẽ ra, đây sẽ là lời cảnh báo có sức nặng đối với những người kinh doanh dịch vụ.

Nhưng không, chỉ hơn một tháng sau, lại là Bắc Ninh, lại là một cửa hàng kinh doanh ăn uống. Chỉ khác đối tượng bị hành hạ không phải là khách hàng mà là những người làm thuê.

Không thể hình dung nổi thời buổi này vẫn còn những người làm thuê mà bị đối xử như nô lệ, chủ quán thường xuyên lôi 2 nhân viên ra sau nhà rồi đánh đập bằng nhiều vật dụng như bàn chải sắt đánh vảy cá, dao, chày giã tiêu, xẻng xúc bánh…

Cơ quan công an đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với chủ quán là Nguyễn Thị Ánh Tuyết (34 tuổi, quê Quảng Ngãi) về tội Hành hạ người khác.

Phải chăng lại là lời giải thích "hồ đồ", "không hiểu rõ về pháp luật"? Bất kỳ hành động coi thường pháp luật nào cũng phải trả giá và cái giá cao nhất, có lẽ là sự tẩy chay của cộng đồng đối với những cửa hàng kinh doanh trên sự sỉ nhục và hành hạ người khác. Đặc biệt là sự coi thường, hành hạ tàn nhẫn đối với người lao động yếu thế càng không thể chấp nhận.

Sẽ phải có rà soát, kiểm tra không chỉ ở Bắc Ninh để thứ kinh doanh vô đạo đức không còn đất sống.

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tu-nhang-nuong-toi-banh-xeo-o-bac-ninh-cai-gia-cua-kinh-doanh-vo-dao-duc-856836.ldo

Theo Linh Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.