Tù mù giá thiết bị y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyện thiết bị y tế giá cao, rồi mua về có khi không dùng đến, để lãng phí đang được bàn đến nhiều. Nếu cơ quan làm chính sách vẫn không có quy định để quản lý, tất yếu tình trạng lộn xộn sẽ xảy ra.
 

 

Bảy năm trước, người dân phát sốt khi vụ gian lận xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, Hà Nội bị "lộ sáng". Khi đó, bằng cách gian lận kết quả xét nghiệm để thu phí, đã có nhiều người dân khác nhau đến bệnh viện này nhận được kết quả xét nghiệm… giống nhau.

Sau vụ việc này, những vấn đề xung quanh mảng thiết bị y tế tại bệnh viện được quan tâm, khi người dân biết rằng họ có thể gặp rắc rối với thiết bị y tế do những vấn nạn như chỉ định quá nhiều xét nghiệm không cần thiết, không công nhận xét nghiệm lẫn nhau làm tốn kém thời gian, tiền bạc xét nghiệm, gian lận kết quả xét nghiệm, mua thiết bị y tế giá cao nhưng không dùng hoặc ít dùng…

Lần này vì vụ dịch COVID-19, chuyện thiết bị y tế lại được quan tâm. Ban đầu người ta tự hỏi vì sao cùng một thiết bị xét nghiệm Realtime PCR mà mỗi nơi một giá và giá lại cao hơn giá nhập khẩu nhiều như vậy?

Nhưng nếu hiểu rằng đây mới chỉ là một mảng rất nhỏ trong lĩnh vực thiết bị y tế, bởi thiết bị y tế sử dụng trong bệnh viện mới là mảng rất lớn, giá trị cao, liên tục được đầu tư bởi thời gian "hao mòn" nhanh, mới thấy những kẽ hở chính sách đang dẫn đến thất thoát chi phí mua thiết bị như thế nào.

Do không được xếp vào nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá, nên "giá thị trường" của thiết bị y tế rất khó xác định. Chỉ thay đổi một chút là thiết bị đó có thể xếp vào nhóm giá khác do thay đổi về cấu hình.

Trong khi đó, cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có một địa chỉ công khai giá trúng thầu thiết bị y tế, đơn vị nào đã mua, đời máy năm nào, cấu hình gồm những gì, giá cả bao nhiêu… Nếu có giá công khai thì chắc hẳn không xảy ra tình trạng mỗi nơi một giá (và chênh lệch giữa các đơn vị quá cao) như đã diễn ra.

Quy định hiện hành cũng không cấm các đơn vị mua bán thiết bị y tế lòng vòng, cứ đơn vị A bán cho đơn vị B, rồi B bán tiếp cho C…, khi đến cơ sở y tế, giá đã bị đẩy lên thêm không ít.

Việc mua sắm các tài sản công, cụ thể ở đây là thiết bị y tế, được cho phép dựa trên báo giá của nhà cung cấp, giá của đơn vị thẩm định, giá của các hợp đồng trước đó.

Vì mức giá "cơ sở" này rộng và không quy định chặt chẽ, nên đã có địa phương đưa vào dự toán việc mua thiết bị xét nghiệm (theo báo giá của nhà cung cấp là 17 tỉ đồng), cao hơn rất nhiều lần so với thị trường.

Nếu cơ quan làm chính sách không có quy định để quản lý, tất yếu tình trạng lộn xộn sẽ xảy ra.

Chuyện thiết bị y tế giá cao, rồi mua về có khi không dùng đến, để lãng phí đang được bàn đến nhiều, nhưng nếu những cơ quan quản lý như Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - đầu tư không sớm có những quy định để "siết" thì rồi vài năm nữa, người ta sẽ lại bàn tiếp và báo chí lại phải tốn giấy mực để nói về câu chuyện này.

Bởi lỗi ở đây là chính sách để hở thì người ta có thể len vào kẽ hở, thế thôi.

 

Theo LAN ANH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Du lịch lập đỉnh

Du lịch lập đỉnh

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2 triệu lượt, tổng 3 tháng đạt hơn 6 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kỷ lục chưa từng có với du lịch nước nhà.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.