TT Thương mại An Khê: Kinh doanh ế ẩm vì quá bẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhếch nhác, bẩn thỉu... là cảm giác của bất cứ ai mới bước chân vào Trung tâm Thương mại An Khê (thị xã An Khê, Gia Lai). Một bãi rác to tướng choán hết mặt tiền cổng chính. Môi trường kinh doanh ô nhiễm, khiến nhiều tiểu thương phải “bỏ của chạy lấy người”. Đáng nói là tình trạng này tồn tại trong một thời gian dài nhưng vẫn không được Ban Quản lý chợ, chính quyền địa phương giải quyết triệt để.
Tiểu thương “bỏ của chạy lấy người”

Những hộ kinh doanh trong Trung tâm Thương mại (TTTM) An Khê vẫn còn cảm giác phấn khởi khi cách đây 3 năm Trung tâm Thương mại đưa vào hoạt động.
Bãi rác “ngạo nghễ” ngay cổng chính Trung tâm Thương mại An Khê. Ảnh: Lê Lan
Bãi rác “ngạo nghễ” ngay cổng chính Trung tâm Thương mại An Khê. Ảnh: Lê Lan
Những tưởng vào chợ mới, công việc làm ăn sẽ phát đạt, môi trường kinh doanh sạch sẽ, rộng rãi thu hút được nhiều khách hàng, xứng tầm với một TTTM lớn nhất thị xã An Khê- giao thương với các huyện: Kbang, Kông Chro. Thế nhưng, rất nhanh TTTM trở nên ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, khách hàng tới một lần rồi “chạy tuốt”. Càng kinh doanh càng thua lỗ khiến nhiều tiểu thương đành phải trả quầy. Theo ông Huỳnh Phước Ánh- Phó Trưởng ban Quản lý TTTM An Khê thì: “Các hộ kinh doanh trên tầng 2 (chủ yếu là quần áo) đã bỏ đi gần hết, chỉ còn một hộ bám trụ”.
Những hộ kinh doanh tầng 1-nơi chịu sự ô nhiễm trầm trọng, thì một số tràn ra ngoài đường để bán hàng, số không thể di chuyển (vì muốn đi cũng chẳng được) đành chọn giải pháp bịt khẩu trang để bán hàng. Chị Trần Thị Loan- buôn bán trái cây tại cổng chợ bức xúc: “Trước đây mỗi khi đến Tết Đoan Ngọ (Mùng 5 tháng 5 Âm lịch) hàng bán rất chạy nhưng năm nay, Tết rơi vào những ngày mưa, công ty vệ sinh cả tuần không hốt rác, rác ứ đọng ngập cả lối đi, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến khách hàng không dám vào chợ. Hàng bán ế ẩm khiến lần đó tôi lỗ mất hết cả vốn”.
Tình trạng ô nhiễm dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp là khó tránh khỏi. Chị Trần Thị Thu Nguyệt- kinh doanh quần áo cho biết: “Hàng tháng đều đóng đủ 30.000 đồng tiền vệ sinh nhưng ô nhiễm thì phải chịu. Công ty vệ sinh chỉ hốt rác phía ngoài, rác bên trong thì cứ chất đầy. Mặc dù chị em trong chợ nhiều lần kiến nghị Ban Quản lý Giải quyết nhưng rồi “đâu vẫn vào đấy”. Ngồi đây chị em ai cũng mắc bệnh, nhẹ thì cũng viêm mũi, nhức đầu, nặng thì viêm xoang hoặc bị bệnh phổi”.
Chị Thu- thị xã An Khê cho biết: “Cực chẳng đã mới phải vào chợ. Vào phải đeo khẩu trang kín mít, mua hàng xong về nhà là phải tắm rửa, thay đồ ngay, bởi đầy mùi hôi thối bám vào người”.
Ban quản lý “bó tay”?
Trao đổi với ông Huỳnh Phước Ánh- Phó Trưởng ban Quản lý TTTM An Khê, ông thừa nhận trách nhiệm của Ban Quản lý đối với tình trạng ô nhiễm trên. Ông Ánh cho rằng những gì người dân phản ánh là đúng nhưng Ban Quản lý cũng “bó tay” vì xử lý rác thải không xuể. Thị xã chỉ có duy nhất một công ty vệ sinh là Công ty TNHH một thành viên Hoa Thiện, hợp đồng mỗi tháng 6 triệu đồng để thu gom rác hàng ngày nhưng Công ty luôn đưa ra các lý do như xe hỏng, trời mưa… để thoái thác nhiệm vụ. Theo ông Ánh, hợp đồng vận chuyển rác giữa chợ với Công ty Hoa Thiện đã hết từ tháng 3-2011.
Hơn 3 tháng nay dù thường xuyên mời đại diện Công ty Hoa Thiện đàm phán tiếp tục ký hợp đồng nhưng Công ty không đến. Bên cạnh đó, chợ không thiết kế khu vực tập trung rác nên đành chọn mặt tiền cổng chính để tập kết rác. Ban Quản lý đã báo cáo sự việc lên Phòng Kinh tế huyện và đang chờ hướng giải quyết…
Thiết nghĩ ngành chức năng và chính quyền địa phương cần có giải pháp quyết liệt để trả lại môi trường vệ sinh của một TTTM, cũng như quyền lợi cho người dân và tiểu thương nơi đây.
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.