Truy quét lâm tặc phá rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lực lượng chức năng 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk phối hợp truy quét lâm tặc phá rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô...
Ngày 30.4, ông Đỗ Xuân Dũng - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk cho biết đang tổ chức tuần tra, truy quét lâm tặc phá rừng thuộc địa phận giáp ranh khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô với huyện Krông Pa (Gia Lai).
UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Gia Lai cử lực lượng phối hợp kiểm tra, ngăn chặn tình trạng vi phạm luật lâm nghiệp tại các khu vực giáp ranh này.

 
Hiện trường một vụ phá rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Đắk Lắk). Ảnh: Quốc Hùng
Hiện trường một vụ phá rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Đắk Lắk). Ảnh: Quốc Hùng
Thời gian gần đây, tại khu vực này xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép, các đối tượng phá rừng ngày càng liều lĩnh, manh động đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Được biết, các đối tượng phá rừng chủ yếu là đồng bào sống gần khu vực kể trên. Họ thường xuyên tụ tập thành nhóm khoảng 5 - 10 người xâm nhập vào rừng để khai thác gỗ trái phép.
Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô thông tin, từ năm 2017 đến cuối năm 2019, đơn vị đã phát hiện, xử lý 78 vụ với 96 đối tượng.
Hạt kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã lập hồ sơ một số vụ phá rừng nghiêm trọng, chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Ea Kar xử lý theo quy định.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nằm trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk có diện tích hơn 26.000ha. Cánh rừng này hiện đang có nhiều loài động thực vật đặc hữu quý hiếm, các loài thú móng guốc cỡ lớn như bò rừng, bò tót…
BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.