Lâm Đồng: Cách nào để vực dậy nghề trồng hoa sau dịch Covid-19?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với diện tích trên 9.000ha, sản lượng hơn 3,5 triệu cành nhưng do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19, ngành hoa của Đà Lạt nói chung, Lâm Đồng nói riêng đang chịu thiệt hại nặng nề. Trong đó 90% hoa không tiêu thụ được, doanh thu giảm từ 50-80%.
90% hoa không tiêu thụ được
Ngày 29/4, ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có buổi làm việc với Hiệp hội Hoa Đà Lạt về tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trong địa bàn tỉnh. Đặc biệt là việc thảo luận với các đơn vị, Sở, Ban, ngành về việc khôi phục ngành hoa của địa phương sau dịch Covid-19.
Nhiều diện tích hoa của người dân và doanh nghiệp đã phải đổ bờ do không tiêu thụ được trong mùa dịch.
Nhiều diện tích hoa của người dân và doanh nghiệp đã phải đổ bờ do không tiêu thụ được trong mùa dịch.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng – Phó chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt cho biết: “Sau Tết Nguyên Đán vừa qua, sản lượng hoa nở rộ nhưng không tiêu thụ được do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Giai đoạn tháng 3 và tháng 4/2020, các doanh nghiệp và người dân tiêu thụ chỉ được khoảng 20-30% sản lượng hoa. Đặc biệt, trong giai đoạn cách ly xã hội, 90% sản lượng hoa Đà Lạt – Lâm Đồng không tiêu thụ được, một số khác hủy hoa tại vườn vì lợi nhuận bán ra không đủ trả chi phí. Vì vậy, doanh thu đã giảm từ 50 – 80%”.
Ông Hoàng cho biết thêm, đến nay hầu như Đà Lạt – Lâm Đồng phải nhập khẩu giống để sản xuất vì trong nước không chủ được nguồn giống và một số giống đã thoái hóa, bị nhiễm bệnh… Trong khi đó, quy trình nhập khẩu giống mới rất phức tạp, tốn thời gian và tiền bạc.
Để gỡ rối cho doanh nghiệp từ năm 2017 đến 2019, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Hiệp hội nhập một số giống mới khảo nghiệm để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, theo dự án, đây chỉ là giống khảo nghiệm, không thể nhập số lượng lớn sản xuất, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp đang thực hiện dự án trên.
Đến năm 2019, sản lượng hoa xuất khẩu của Lâm Đồng đã đạt 382 triệu cành.
Đến năm 2019, sản lượng hoa xuất khẩu của Lâm Đồng đã đạt 382 triệu cành.
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng có trên 9.000ha diện tích trồng hoa với sản lượng trên 3,5 triệu cành. Trong đó, riêng tại Đà Lạt đã chiếm đến 66% diện tích và 71% sản lượng. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hoa của địa phương chủ yếu là nội địa như tại TP.Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, các tỉnh Miền Đông Nam bộ, Hà Nội…
Ông Phạm S cho biết: “Có thể nói rằng, ngành hoa là một trong những ngành có những đóng góp rất lớn trong thời gian qua. So với các cây trồng khác thì có giá trị rất cao từ 1 – 1,2 tỷ đồng/ha. Đây là một ngành có sản phẩm đặc thù, tạo nên thương hiệu Đà Lạt, đặc biệt là thương hiệu “Đà Lạt – kết tinh kì diệu từ đất lành”.
Cơ cấu lại giống hoa
Tại buổi làm việc với các đơn vị liên quan, ông Phạm S cho rằng, nếu tỉnh Lâm Đồng cơ cấu lại các giống hoa trên địa bàn thì ngành hoa Đà Lạt sẽ có nhiều triển vọng tốt trong tương lai. Đặc biệt, ông Phạm S nhận định, ngành hoa Đà Lạt và của các nước trên thế giới trong thời gian qua thiệt hại rất lớn, chưa có tiền lệ xảy ra. Đối với các loại cây trồng khác thì có thể đưa vào kho lạnh để bảo quản, còn đối với hoa thì rất khó.
Lâm Đồng cần phải tái cơ cấu lại cây trồng để ngành hoa có triển vọng hơn trong thời gian tới.
Lâm Đồng cần phải tái cơ cấu lại cây trồng để ngành hoa có triển vọng hơn trong thời gian tới.
“Nếu hoa đã đến thời điểm thu hoạch mà không thu hoạch được thì thiệt hại rất lớn, đặc biệt thị trường tiêu thụ cũng rất khó khăn. Các lễ hội, chương trình đều phải tạm dừng, vì vậy việc tiêu thụ hoa sẽ gặp nhiều hạn chế. Từ những khó khăn đã phân tích, trong thời gian tới, ngành hoa Đà Lạt cần rà soát lại tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh để tái cấu trúc sản xuất phù hợp...".
Theo ông Phạm S, Lâm Đồng cần từng bước giảm dần hoa cắt cành, tăng sản xuất hoa chậu, hoa dài ngày, đẩy mạnh sản xuất cây giống. Đến thời điểm này, hoa cho doanh thu 1ha cao nhất trong tất cả các loại cây trồng, do đó ngành hoa Đà Lạt nếu tổ chức sản xuất một cách đồng bộ, tái cơ cấu sản xuất, thì đây là ngành có tổng giá trị sản xuất đứng thứ 2 sau cà phê.
Với những lợi thế hiện tại, chúng ta sẽ tăng tỉ lệ xuất khẩu từ 25-30%, từng bước ngành hoa Đà Lạt trở thành ngành công nghiệp hoa để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu...
Hiện nay, giá trị sản xuất hoa đã đạt 1 - 1,2 tỷ đồng/ha.
Hiện nay, giá trị sản xuất hoa đã đạt 1 - 1,2 tỷ đồng/ha.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Châu – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, để phát triển ngành hoa và có thị trường tiêu thụ ổn định, cần phải quy hoạch vùng sản xuất hoa chuyên canh theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Tập trung phát triển các loại hoa, cây cảnh có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt quan tâm tới một số loại cây chủ lực có tiền năng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, địa phương cần phải đẩy mạnh công nghệ sau thu hoạch, tăng cường hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài, vận dụng tốt cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt và vùng lân cận để thúc đẩy sản xuất ngành hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thông minh tại Lâm Đồng.
Theo Phong Lâm (Dân Việt)

http://danviet.vn/tin-nong-nghiep/lam-dong-cach-nao-de-vuc-day-nghe-trong-hoa-sau-dich-covid-19-1083914.html

Có thể bạn quan tâm