Trung Quốc phát hiện một lọ đồng 2.000 năm đựng chất lỏng lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một lọ đồng được các nhà khảo cổ học phát hiện trong một ngôi mộ cổ 2.000 năm ở Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, trong lọ chứa khoảng 3 lít chất lỏng lạ có màu nâu vàng với những tạp chất.

 

 Mẫu dung dịch và chiếc lọ đồng cổ. (Nguồn: THX)
Mẫu dung dịch và chiếc lọ đồng cổ. (Nguồn: THX)



Theo Tân Hoa xã, mới đây tại tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một lọ đồng 2.000 năm tuổi, trong đựng hơn 3 lít chất lỏng lạ.

Lọ đồng này có cổ được uốn cong, hình dạng như một con thiên nga được phát hiện trong một ngôi mộ cổ ở thành phố Tam Môn Hiệp.

Ngoài ra, trong mộ cổ này còn có một mũ đồng, một chậu đồng và các thanh kiếm làm bằng sắt và ngọc bích.

Chất lỏng trong lọ có màu nâu vàng với những tạp chất, đã được gửi mẫu đến Bắc Kinh để xét nghiệm kỹ hơn.

Phán đoán ban đầu dựa trên hình dáng ngôi mộ cho thấy ngôi mộ này được xây ở giữa thời Tần (221-207 trước Công nguyên) và thời Hán (202 trước Công nguyên-220 sau Công nguyên).

Đây nhiều khả năng là ngôi mộ của một quan lại chức sắc không cao.

Theo Chu Hiểu Đông, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ và di sản văn hóa của Tam Môn Hiệp, lọ đồng được khai quật khi các nhà khảo cổ xem xét hiện trường dự án nâng cấp một khu nhà ở địa phương.

Đây là mẫu lọ đồng đầu tiên như vậy được phát hiện ở thành phố này.

Theo các chuyên gia, hình dạng lọ đồng cho thấy loài thiên nga đã xuất hiện ở Tam Môn Hiệp trong giai đoạn cuối thời Tần, đầu thời Hán.

Các thợ thủ công cổ đại đã tạo hình chiếc lọ theo loài vật mà họ quan sát được này.

Kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước, Tam Môn Hiệp thường đón thiên nga đến từ Siberia trong mùa Đông. Nằm giữa Tân An và Lạc Dương, hai cố đô trong lịch sử Trung Quốc, Tam Môn Hiệp từng là một địa điểm mang ý nghĩa quan trọng về giao thông và quân sự.

Chính vì thế, thành phố này rất phong phú các di tích lịch sử.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.