Trụ trì chùa Ba Vàng nói 'bị các thế lực tà đạo bôi xấu'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) cho rằng đây là ngôi chùa lớn trong nước cũng như thế giới nên có những đối tượng ghen ghét, đố kỵ, tà đạo bôi xấu.   
 
Chùa Ba Vàng gặp mặt phật tử để phản bác lại thông tin mà báo chí đăng tải. ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Tối 21.3, đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, tổ chức buổi pháp thoại với hàng ngàn phật tử, người dân xung quanh vụ việc chùa này truyền bá vong báo oán, giải nghiệp để thu tiền dưới hình thức công đức.
Buổi pháp thoại đặc biệt được chùa Ba Vàng truyền hình trực tiếp trên Facebook và Youtube nhưng không có sự hiện diện của bà Phạm Thị Yến - người đã có nhiều phát ngôn gây bức xúc trong những ngày qua.
 
Hàng ngàn phật tử đến theo dõi buổi pháp thoại. ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Dùng những lời lẽ rất “thời thượng” trụ trì chùa Ba Vàng nói: "Vừa qua, một số báo có viết bài liên quan đến chùa. Những bài báo này làm cho dư luận rất xôn xao và gây "bão mạng" tại Quảng Ninh cũng như các địa phương. Đặc biệt, các tín đồ phật tử rất nhiều người gọi điện, nhắn tin, gọi điện đề nghị trụ trì lên tiếng".
Cũng theo đại đức Thích Trúc Thái Minh, "chùa này là ngôi chùa lớn trong nước cũng như thế giới. Vì vậy, không ít đối tượng ganh ghét, đố kỵ, rồi tà đạo, ngoại đạo cũng muốn bôi nhọ, ác hại. Cho nên, thầy cũng như các phật tử trên bước đường hành đạo phải chấp nhận chông gai".
Trong gần 1 tiếng đồng hồ, trụ trì chùa Ba Vàng tiếp tục khẳng định việc oan hồn, ma quỷ là có thật, đang lẩn khuất trong cuộc sống và oan gia trái chủ là có thật.
Trụ trì chùa Ba Vàng cũng phản bác việc nhà chùa thu hàng trăm tỉ tiền thỉnh vong thông qua hình thức công đức, và cho rằng thông tin này sai sự thật, bôi nhọ uy tín chùa.
 
Chính điện đã kín chỗ, nhiều người phải đứng ngoài theo dõi. ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
“Cúng dường hoàn toàn là tự nguyện, không ép buộc. Nhà chùa có bắt cúng đâu, cũng có ép làm công ở chùa. Nhà chùa không có hù dọa hay ép buộc phải cúng hay làm công quả cho nhà chùa”, đại đức Thích Trúc Thái Minh nói.
Trong một diễn biến khác, theo thành phố Uông Bí, sáng 21.3, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã về làm việc với địa phương này về sự việc của chùa Ba Vàng, có sự tham gia của đại đức Thích Trúc Thái Minh.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí, cho biết trong buổi làm việc, đại diện chùa Ba Vàng thừa nhận có tuyên truyền vong báo oán, giải nghiệp và oan gia trái chủ… Tuy nhiên, nhà chùa cho rằng việc công đức là phật tử tự nguyện và nộp cho “vong”.
Lã Nghĩa hiếu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.