"Trụ cột" làng Chư Kó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ở làng biên giới Chư Kó (xã Ia Púch, huyện Chư Prông, Gia Lai), ai cũng quý mến Trưởng thôn Kpuih Glin, bởi ông là người luôn gương mẫu, tích cực đi đầu trong mọi phong trào.
Nguyên là cán bộ thống kê, thủ quỹ của xã Ia Púch, đầu năm 2017, ông Kpuih Glin về hưu, được dân làng tín nhiệm bầu giữ chức trưởng thôn. Tuy mới nhận nhiệm vụ nhưng với tác phong nhanh nhẹn, gần dân, ông Glin đã được bà con quý mến, tin tưởng.
Là người nhiệt tình, tâm huyết với công việc nên ông Glin luôn trăn trở làm sao để đời sống của bà con trong làng được cải thiện. Từ đó, ông đã cùng với chi bộ, Ban Nhân dân thôn tích cực tuyên truyền, vận động bà con tham gia các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Cầm tay chỉ việc, dần dà ông đã giúp nhiều gia đình thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũ, mạnh dạn mở rộng sản xuất, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao, từ đó thu nhập và đời sống của bà con được nâng lên.
 Ông Kpuih Glin tuyên truyền chị em thực hiện hương ước của làng. Ảnh. H.T
Ông Kpuih Glin tuyên truyền chị em thực hiện hương ước của làng. Ảnh. H.T
Làng Chư Kó có 160 hộ dân thì có đến hơn 90% là hộ dân tộc thiểu số. Trong số này có 60 hộ là công nhân cạo mủ cao su thuộc Công ty TNHH một thành viên Bình Dương. “Từ khi làm trưởng thôn, ông Kpuih Glin đã tích cực vận động thanh niên trong làng không rượu chè, nỗ lực lao động sản xuất, chịu khó dậy từ 1 giờ sáng để đi cạo mủ. Nhờ vậy, đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của làng Chư Kó đã giảm từ 17% xuống còn 10%”-ông Hoàng Đức Mạnh-Đội trưởng Đội 7 Công ty TNHH một thành viên Bình Dương-nhận xét về Trưởng thôn Glin.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ông Glin đã cùng với chi bộ, hội, đoàn thể của làng tích cực vận động người dân thực hiện các tiêu chí về môi trường, an ninh nông thôn. Từ năm 2014 đến nay, Chư Kó không còn hộ chăn nuôi gia súc theo kiểu thả rông mà đều có chuồng trại, ngoài ra còn biết trồng cỏ nuôi bò, lấy phân bò ủ để bón cho cây trồng. Tình hình an ninh trật tự, an ninh nông thôn trong làng luôn được đảm bảo. 
Để có được kết quả đó, theo ông Glin, ngoài các buổi họp chung, Ban Nhân dân thôn thường xuyên đến tận nhà dân tuyên truyền, giải thích, vận động bà con hưởng ứng làm theo. “Một lần không hiểu thì 2-3 lần. Việc gì cũng vậy, có kiên trì mới thành công”-ông nói. Bên cạnh đó, Ban Nhân dân thôn còn chú trọng công tác thi đua, động viên khích lệ. Ai tích cực tham gia các hoạt động của thôn, chịu khó lao động, chấp hành tốt quy định sẽ được tuyên dương trước toàn thể dân làng tại mỗi cuộc họp. Điều này có tác dụng khích lệ rất tốt và tạo nên khí thế thi đua sản xuất, làm ăn phát triển kinh tế của các gia đình.
Không chỉ giỏi trong công tác vận động, tuyên truyền, Trưởng thôn Glin còn là một nông dân đi đầu trong phát triển kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Gia đình ông có 3 ha điều, gần 1 ha cà phê, 3 con bò. Nhờ siêng năng, chi tiêu hợp lý, mỗi năm gia đình ông dư ra gần 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Nói về vai trò tiên phong của ông Glin, Bí thư Đảng ủy xã Ia Púch Kpuih Bai nhận xét: “Ông Glin là một trưởng thôn rất có trách nhiệm với dân, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sâu sát với tình hình thực tế. Không có những cán bộ nhiệt tình như ông Glin thì có lẽ Chư Kó không được như ngày hôm nay”.
Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null