Triệu tập 3 thẩm phán ngồi trên xe gây tai nạn rồi bỏ chạy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
TAND tỉnh Lâm Đồng đã triệu tập các cán bộ, thẩm phán liên quan vụ gây tai nạn rồi bỏ chạy khỏi hiện trường; đồng thời chỉ đạo TAND huyện Đức Trọng kiểm điểm, đề xuất hình thức kỷ luật đối với các cá nhân liên quan.
Chiều 11/3, ông Đào Chiến Thắng - Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng xác nhận đã yêu cầu các thẩm phán, gồm ông Hồ Trọng Hiếu, Phó chánh án TAND huyện Đức Trọng, Luyện Thanh Sơn và Dương Văn Vũ - thẩm phán TAND huyện Đơn Dương là đến trụ sở TAND tỉnh làm việc liên quan đến vụ việc 3 ông này ngồi trên ô tô gây tai nạn rồi bỏ chạy khỏi hiện trường, bỏ mặc người bị nạn.
Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng cũng đã chỉ đạo TAND 2 huyện huyện Đức Trọng và Đơn Dương tổ chức kiểm điểm, đề xuất hình thức kỷ luật đối với các cá nhân liên quan đến vụ việc.
Khi PV đề cập việc xem xét các cán bộ liên quan ở góc độ hình sự, cụ thể “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”, quy định tại Điều 132 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, ông Đào Chiến Thắng đưa ra lý do “né” câu trả lời.
 
Xe ô tô sau khi gây tai nạn, mặc dù bị nổ lốp trước (bên tài) đã bỏ chạy khỏi hiện trường, bỏ mặc người bị nạn. 
Như Bảo vệ pháp luật đã phản ánh, vào khoảng 16 giờ ngày 4/3, xe ô tô mang biển kiểm soát 49A – 205.16  lưu thông trên đường ĐH15 theo hướng từ xã Pró ra trung tâm huyện Đơn Dương, đến địa phận thôn Quảng Hiệp, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương đã va chạm với xe mô tô do chị Nguyễn Thị Xuê, sinh năm 1975 điều khiển, phía sau chở chị Trần Thị Khoa, sinh năm 1991, cùng trú tại xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương.
Cú va chạm khiến hai người đi trên xe mô tô bị thương, trong đó chị Xuê được xác định bị chấn thương sọ não.
Xe ô tô sau khi gây tai nạn, mặc dù bị nổ lốp trước (bên tài) đã bỏ chạy khỏi hiện trường, bỏ mặc người bị nạn.
Một số thông tin nói, CSGT huyện Đơn Dương đã tổ chức lực lượng truy đuổi xe gây tai nạn sau khi nhận được tin báo và khống chế được xe này khi ở cách hiện trường 8km.
Công an tiến hành kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế, bà Thúy có nồng độ cồn 0,6 miligam/1 lít khí thở. Cùng có mặt trên xe còn có 2 thẩm phán của TAND huyện Đơn Dương là Luyện Thanh Sơn và Dương Văn Vũ.
Trước khi gây ra vụ tai nạn, bà những người ngồi trên xe cùng tham gia tiệc nhậu ở một quán trên địa bàn.
Điều 132 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017: “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Văn Nguyễn (BVPL)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.