Triệt phá đường dây làm giả con dấu, bằng giả quy mô lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một đường dây chuyên làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức quy mô liên tỉnh vừa bị công an triệt phá thành công. Công an cũng thu giữ nhiều tang vật máy móc và nhiều đối tượng có liên quan đến vụ việc.
 Tang vật cơ quan công an thu giữ.
Tang vật cơ quan công an thu giữ.
Ngày 23-1, Công an quận 12, TP.HCM cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng gồm với Phạm Trung Chánh (sinh năm 1988, ngụ tỉnh Bến Tre), Lại Xuân Trường (sinh năm 1980, ngụ quận 12), Nguyễn Viết Bảo (sinh năm 1981, ngụ tỉnh Bình Phước), Lê Thanh Tiền (sinh năm 1990, ngụ tỉnh Tiền Giang) về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
 Nhóm đối tượng tại cơ quan công an.
Nhóm đối tượng tại cơ quan công an.
Qua điều tra địa bàn, khoảng cuối tháng 12-2017, Công an quận 12 phát hiện 1 nhóm đối tượng có dấu hiệu làm giả các loại giấy tờ của các cơ quan, tổ chức nhà nước nên đã âm thầm đeo bám.
Khoảng 21 giờ ngày 18-1-2018, Công an quận 12 đã tiến hành kiểm tra, bắt quả tang đối tượng Chánh đang tàng trữ nhiều bộ hồ sơ sát hạch lái xe cùng nhiều giấy phép lái xe (GPLX) các loại bên trong chiếc túi xách cá nhân.
Chánh khai nhận, ngày 15-1-2018, Chánh được 1 đối tượng đặt làm 7 bộ hồ sơ sát hạch lái xe và 10 GPLX. Cả 2 thương lượng giá cả với nhau. Sau đó, Chánh đặt Trường làm cho mình số giấy tờ trên với giá 500.000 ngàn đồng.
Tối ngày 18-1, Chánh đi lấy toàn bộ giấy tờ mang về phòng trọ để giao cho khách thì bị công an ập vào bắt quả tang. Qua kiểm tra phòng trọ, công an phát hiện thêm 2 GPLX hạng C, 2 GPLX hạng B2, GPLX hạng E, GPLX hạng A1… Bên cạnh đó, Chánh còn lên mạng để tìm kiếm khách hàng có nhu cầu làm giả giấy tờ… Chánh khai nhận mỗi bộ hồ sơ làm giả GPLX hạng D có giá 5 triệu đồng.
Từ lời khai của Chánh, công an đã bắt giữ Trường. Trường khai nhận, khoảng tháng 6-2017, Trường cùng với Bảo làm giả nhiều loại giấy tờ và đăng tải trên mạng để kiếm khách hàng. Mỗi khi có khách đặt GPLX A1, A2 thì Bảo nhận làm với giá là 200.000 ngàn đồng. Trường sẽ giao lại cho khách hàng với giá từ 500.000 – 800.000 ngàn đồng. Còn riêng các GPLX ô tô, Bảo làm với giá 500.000 đồng và Trường giao lại cho khách với giá 1,5 triệu đồng. Với CMND, Bảo nhận làm với giá 400.000 ngàn đồng, Trường giao cho khách hàng với giá 1 triệu đồng.
Tang vật máy móc phục vụ việc làm giả giấy tờ.
Tang vật máy móc phục vụ việc làm giả giấy tờ.
Còn riêng các loại văn bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học thì Bảo nhận làm với giá 1 triệu đồng. Sau đó, Trường bán cho người mua với giá 1,5 triệu đồng. Mỗi ngày, Trường thu lợi bất chính từ việc làm giấy tờ giả khoảng hơn 1 triệu đồng. Ngoài ra, Trường còn đặt Bảo làm giả các loại con dấu bằng nhựa cũng như học bạ, sao y công chứng để tự mình làm giả rồi giao lại cho người có nhu cầu.
Ngày 19-1, hai tổ trinh sát Công an quận 12 đã đi Long An và Bình Phước bắt giữ Bảo và Tiền. Đồng thời, mời nhiều đối tượng có liên quan về trụ sở để làm việc. Bước đầu, Bảo khai nhận, có học qua lớp kỹ thuật về sửa chữa hình ảnh và sử dụng các phần mềm được cài đặt trên máy tính rồi dùng máy scan hình ảnh, tiếp đó vẽ các phôi giấy CMND, chữ ký, tên, hình dấu của các cơ quan nhà nước. Bảo cập nhật thông tin, hình ảnh và in ra bản nhựa GPLX hoặc CMND rồi ép keo, làm thành phẩm các loại giấy tờ giả.
Được biết, Bảo từng có 1 tiền án, bị TAND TPHCM xử phạt 3 năm tù treo và 5 năm thử thách về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” từ tháng 8-2014. Sau khi ra tù, Bảo lại tiếp tục phạm tội.
Hiện công an đang điều tra mở rộng.
Chí Thạch (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

(GLO)- Chiều 8-11, Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với các cơ quan tư pháp huyện tổ chức phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại xã Yang Bắc.

Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện kinh doanh vận tải trước khi xuất bến. Ảnh: M.P

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông

(GLO)- Trong 10 tháng năm 2024, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng cả số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đề ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, kéo giảm TNGT trong những tháng cuối năm.