Triển vọng từ Dự án nông thôn miền núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn một năm thực hiện, Dự án nông thôn miền núi-Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi ở xã Trang, huyện Đak Đoa, nhiều mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả tốt và có thể nhân rộng.

Ông Nguyễn Trường Sinh-Chủ tịch UBND xã Trang, huyện Đak Đoa cho biết: Đây là xã thuần nông đặc biệt khó khăn của huyện, gần 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ canh tác còn lạc hậu nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Để góp phần thay đổi cách nghĩ cách làm, nâng cao đời sống người dân, tiến đến xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững, huyện Đak Đoa đã đưa dự án xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi ở xã Trang.
 

Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa nước của hộ gia đình ông Blưch ở làng Kô. Ảnh: Q.T
Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa nước của hộ gia đình ông Blưch ở làng Kô. Ảnh: Q.T

Dự án triển khai trong 2 năm (2012-2013), với tổng kinh phí thực hiện 1,77 tỷ đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương 700 triệu đồng, ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh 400 triệu đồng, nhân dân đóng góp 670 triệu đồng. Để ứng dụng thực hiện mô hình khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi cho hơn 200 người dân tham gia; đào tạo 6 kỹ thuật viên cơ sở hỗ trợ kỹ thuật; tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm ở Đak Lak.

Triển khai thực hiện mô hình trồng đậu phộng (giống L14, MD27) xen canh trong vườn mì, quy mô 10 ha cho 34 hộ dân, qua hội thảo đầu bờ, năng suất đạt khá cao 16 tạ/ha. Mô hình mang lại lợi ích kép cho người dân, vừa tạo thêm thu nhập từ cây đậu phộng, vừa có tác dụng cải tạo đất rất tốt, năng suất vườn mì cũng được nâng lên.

Để cải tạo đàn bò địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2012, dự án đã hỗ trợ 5 con bò đực lai cho 5 hộ người dân tộc thiểu số ở 5 làng (làng Breng, Krôl, Blưng, Kô, Ghe) có điều kiện và kinh nghiệm nuôi bò để phối giống lai cho đàn bò gia đình và các hộ trong làng, đồng thời, kết hợp với mô hình trồng cỏ VA-06 để phục vụ cho chăn nuôi bò. Dự án đã hỗ trợ cho các hộ trồng 1 ha và hiện 5 con bò đực giống đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ người dân trồng được 6 ha bơ ghép; ghép cải tạo 6 ha diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp với tỷ lệ cây sống đạt 100%. Hỗ trợ giống, lưới, thức ăn cho 2 hộ người dân tộc thiểu số thực hiện mô hình nuôi cá trong ruộng lúa nước với quy mô 0,5 ha. Ông Blưch, ở làng Kô vui mừng: “Cá mới thả 5 tháng mà lớn rất nhanh. Dù không cần bón phân nhưng lúa vẫn phát triển tốt, không sâu bệnh, mình rất thích”.

Ông Nguyễn Đình Hiệp-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa cho biết: Các mô hình đang thực hiện khá triển vọng, tạo được niềm tin trong nhân dân và khả năng nhân rộng khá cao. Trong thời gian tới, Phòng sẽ tiếp tục tuyên truyền nhân rộng các mô hình trên địa bàn xã Trang cũng như cho các địa phương khác, góp phần đẩy nhanh mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.  

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.